Bầu cử Quỹ Wikimedia/2022/Câu hỏi thường gặp

This page is a translated version of the page Wikimedia Foundation elections/2022/FAQ and the translation is 100% complete.

Mục đích của trang này là trả lời những câu hỏi thường gặp về cuộc Bầu cử Hội đồng Quản trị. Các mục dưới đây bao gồm một số câu hỏi chung về Hội đồng và cuộc Bầu cử.

Nếu câu trả lời bạn cần không có trên trang này, hãy hỏi ở trang thảo luận. Nhóm điều phối viên hỗ trợ cho cuộc Bầu cử sẽ thường xuyên kiểm tra trang. Lưu ý, với một số câu hỏi, có thể cần phải liên lạc với Uỷ ban Bầu cử để có câu trả lời. Các điều phối viên sẽ cố gắng hết sức để thông báo thời gian phản hồi dự kiến.

Nếu cần câu trả lời khẩn cấp hoặc bảo mật thông tin, bạn có thể liên lạc trực tiếp với một điều phối viên.

Những câu hỏi chung về Hội đồng

Hội đồng Quản trị là gì?

Hội đồng Quản trị Quỹ Wikimedia chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Quỹ. Các thành viên của Hội đồng gồm có những người được cộng đồng – đoàn hội bầu chọn và những người được bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên kéo dài ba năm. Cộng đồng Wikimedia có thể tham gia bầu chọn các thành viên cộng đồng.

Các thành viên Hội đồng là những ai?

Các thành viên của Hội đồng đến từ khắp nơi trên thế giới, với đa dạng kinh nghiệm. Tìm hiểu thêm về các thành viên đương nhiệm của Hội đồng.

Cuộc bầu cử lần này sẽ chọn ra bao nhiêu thành viên?

Cuộc bầu cử năm 2022 sẽ chọn ra hai thành viên.

Các ứng viên có cần phải đáp ứng tiêu chuẩn gì không?

Không có tiêu chuẩn nào, ngoài trình độ tiếng Anh. Mỗi năm diễn ra bầu cử, Hội đồng Quản trị sẽ công bố những tiêu chí và kỹ năng mong muốn. Những tiêu chí này không bắt buộc, nhưng sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn một thành viên cần có những gì để giúp Hội đồng hoạt động tốt hơn. Các tiêu chí về kỹ năng và kinh nghiệm của năm nay, 2022, đã được công bố.

Câu hỏi về cuộc Bầu cử

Cử tri có cần phải đáp ứng tiêu chuẩn gì không?

Có. Uỷ ban Bầu cử chịu trách nhiệm quyết định tiêu chuẩn này; xem thêm hướng dẫn tại trang Biểu quyết Cộng đồng.

Tôi có thể bỏ phiếu bao nhiêu lần?

Mỗi người chỉ được phép bỏ một phiếu. Đóng góp của bạn trên mọi wiki sẽ được tính khi xét tiêu chuẩn.

Bạn có thể thay đổi lá phiếu đã bỏ nếu muốn, chẳng hạn như vì đổi ý hoặc có sai sót. Sau khi bỏ phiếu lại, lá phiếu trước của bạn sẽ bị huỷ.

Khi nào những người được chọn sẽ trở thành thành viên?

Quyết định bổ nhiệm cuối cùng dự kiến sẽ có tại buổi họp tháng 10 của Hội đồng Quản trị.

Uỷ ban Bầu cử là gì và tại sao họ quyết định phương thức bỏ phiếu?

Từ khi thành lập năm 2004, Uỷ ban Bầu cử chịu trách nhiệm giám sát các cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị của cộng đồng. Các thành viên của Uỷ ban là những tình nguyện viên từ cộng đồng.

Uỷ ban Bầu cử quyết định sử dụng hệ thống bỏ phiếu nào?

Uỷ ban Bầu cử chọn phương thức phiếu đơn chuyển đổi được. Hệ thống bỏ phiếu này cho phép cử tri xếp hạng các ứng viên thay vì chỉ bỏ phiếu cho một người. Ví dụ, nếu xếp hạng những món tráng miệng yêu thích, có lẽ bạn sẽ xếp thế này:

  1. Chocolate
  2. Bánh quy
  3. Bánh ngọt

Thay vì chỉ bỏ phiếu cho chocolate, bạn có thể xếp hạng các món theo mức độ ưa thích. Nếu một món khác có nhiều người bỏ phiếu hơn, phiếu của bạn có thể sẽ bị chuyển cho một ứng viên khác. Với phương thức này, lựa chọn của bạn sẽ luôn được tính tới dù những ứng viên bạn đánh giá cao nhất có thể không được chọn.

Tôi thích quản trị. Tôi có thể trực tiếp tham gia vào cuộc Bầu cử Hội đồng không?

Cảm ơn bạn! Càng có nhiều thành viên cộng đồng tham gia, quy trình càng tốt hơn. Các thành viên cộng đồng có thể trở thành ứng viên hoặc tham gia Uỷ ban Bầu cử. Ngoài ra, còn có một cách khác là trở thành tình nguyện viên bầu cử.

Tình nguyện viên bầu cử sẽ đóng vai trò kết nối giữa Uỷ ban Bầu cử, nhóm điều phối viên hỗ trợ và cộng đồng. Họ tạo điều kiện cho các thành viên cộng đồng tham gia bầu chọn và giúp định hình phong trào.