Điều khoản Sử dụng/Creative Commons 4.0

This page is a translated version of the page Terms of use/Creative Commons 4.0 and the translation is 93% complete.
Outdated translations are marked like this.
Tư vấn này hiện đã kết thúc. Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!

Cuộc thảo luận này đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 10 năm 2016 và kéo dài đến ngày 8 tháng 11 năm 2016.

Nhóm Pháp lý có thể trả lời các câu hỏi còn lại trong vài tuần tới.

(Help with translations!)

Chúng tôi đang xem xét nâng cấp giấy phép bản quyền mặc định của Wikimedia lên Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ Tương tự 4.0. Đề xuất sửa đổi này sẽ được thảo luận trong ít nhất 30 ngày (cho tới 8 tháng 11 năm 2016).

Tìm hiểu thêmchia sẻ ý kiến của bạn.

Nâng cấp lên giấy phép Creative Commons 4.0

Quỹ Wikimedia mời bạn cho ý kiến và phản hồ về việc nâng cấp giấy phép mặc định cho văn bản tại các dự án Wikimedia đến Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự 4.0. Wikipedia và các dự án khác của Wikimedia đã được phát hành theo một giấy phép Creative Commons từ tháng 6 năm 2009, lúc đó cộng đồng Wikimedia biểu thị sự ủng hộ rất mạnh để sử dụng phiên bản 3.0 của giấy phép này. Từ đó, các giấy phép Creative Commons đã cho phép người ta dễ dàng sáng tạo, chia sẻ, và cộng tác tại các dự án Wikimedia.

Phiên bản 4.0 mới duy trì các đều khoản chung trong khi cải thiện thuật ngữ luật pháp, bao gồm hai thay đổi quan trọng:

  • Rõ ràng hơn – phiên bản 4.0 dễ hiểu và gọn gàng hơn, nó có lời giải thích các điều khoản như ghi công một cách hiển nhiên.
  • Quốc tế hơn – phiên bản 4.0 của giấy phép hiện có bản dịch sang thêm ngôn ngữ, không chỉ tiếng Anh, giúp thêm người hiểu được các điều khoản.

Để nâng cấp đến Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự 4.0, chúng tôi phải sửa đổi các Điều khoản Sử dụng Quỹ Wikimedia như đã đề nghị bên trên. Sau khi các Điều khoản Sử dụng được thay đổi, tất cả các bài được tạo mới hoặc sửa đổi sẽ được phát hành theo các điều khoản của giấy phép 4.0. Chúng tôi đã biên soạn một bài ngắn để giải thích các chi tiết luật pháp và quá trình nâng cấp tại đây.

Tuân theo lời hứa của chúng tôi trong Khoản 16 trong các Điều khoản Sử dụng, chúng tôi đang nhận các lời phản hồi về sửa đổi được đề nghị từ cộng đồng trong thời gian 30 ngày trước khi thảo luận phiên bản cuối cùng với Ban Quản trị. Các bản dịch của các Điều khoản Sử dụng sửa đổi hiện có sẵn trong các tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Ả Rập, và một số ngôn ngữ nữa; chúng tôi mời bạn giúp biên dịch tài liệu này ra thêm ngôn ngữ tùy theo khả năng của bạn.

Tôi có thể giúp đỡ như thế nào?

  1. Cho ý kiến về thay đổi được đề nghị trong các Điều khoản Sử dụng.
  2. Biên dịch sửa đổi và các tài liệu khác sang thêm ngôn ngữ tùy theo khả năng của bạn.
  3. Một khi thay đổi cuối cùng được thực hiện, tham gia chiến dịch dọn dẹp CC 4.0 để cập nhật tất cả các tài liệu và bài Wikimedia.

Đề nghị Điều khoản Sử dụng Wikimedia mới, Khoản 7

Có thêm chi tiết về các thay đổi này tại đây.

7. Cấp phép cho Nội dung

Để phát triển nguồn kiến thức tự do và văn hóa tự do, tất cả thành viên đóng góp vào các Dự án bắt buộc phải trao cho công chúng những quyền hạn rộng rãi để tái phân phối và tái sử dụng các đóng góp của họ một cách tự do, miễn là việc sử dụng phải được ghi công một cách thích hợp và bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng phải được trao quyền tự do tái sử dụng và tái phân phối y như vậy. Để giữ được mục tiêu cung cấp thông tin miễn phí đến lượng độc giả lớn nhất có thể, chúng tôi yêu cầu như sau, khi cần thiết, rằng tất cả những nội dung được gửi lên phải được cấp phép sao cho nó có thể được sử dụng một cách tự do bởi bất cứ ai mong muốn được truy cập vào.

Bạn phải đồng ý với các yêu cầu cấp phép sau:

  1. Nội dung văn bản do bạn giữ bản quyền: Khi bạn gửi lên văn bản do bạn giữ bản quyền, bạn đồng ý cấp phép nó theo:
    1. Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế (“CC BY-SA 4.0”), và
    2. Giấy phép Tài liệu Tự do GNU ("GFDL") (không cố định phiên bản, không có phần bất biến, văn bản bìa trước, hoặc văn bản bìa sau).
    (Những người tái sử dụng có thể làm theo một trong hai giấy phép hoặc cả hai.) Ngoại lệ duy nhất là khi Phiên bản Dự án hoặc tính năng đòi hỏi một giấy phép khác. Trong trường hợp đó, bạn đồng ý cấp phép cho bất kỳ văn bản nào do bạn đóng góp theo giấy phép cụ thể đó. Xin chú ý rằng những giấy phép này có cho phép sử dụng các đóng góp của bạn với mục đích thương mại, miễn là việc sử dụng đó tuân theo những điều khoản của giấy phép. Khi nào bạn sở hữu các Quyền Cơ sở dữ liệu Riêng (Sui Generis) được bảo vệ bởi CC BY-SA 4.0, bạn từ bỏ các quyền đó. Điều này có nghĩa rằng chẳng hạn các lời phát biểu về sự kiện mà bạn đóng góp vào các dự án có thể được tái sử dụng thoải mái không cần ghi công.
  2. Ghi công: Ghi công là một phần quan trọng của các giấy phép này. Chúng tôi xem việc này như một lời ghi nhận công lao đối với các tác giả như bạn. Khi bạn đóng góp nội dung văn bản, bạn đồng ý được ghi công theo một trong các cách sau:
    1. Thông qua một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến bài viết mà bạn đã đóng góp (do mỗi bài viết đều có một trang lịch sử liệt kê tất cả các tác giả và người sửa chữa);
    2. Thông qua một siêu liên kết (nếu có thể) hoặc URL đến một bản sao trực tuyến thay thế khác, ổn định, có thể được tự do truy cập, tuân theo giấy phép, và có ghi tên các tác giả theo cách thức tương đương với việc ghi tên trên website Dự án; hoặc
    3. Thông qua một danh sách gồm tất cả các tác giả (nhưng xin chú ý là danh sách các tác giả có thể được tinh lọc để loại bỏ những đóng góp quá nhỏ hoặc không thích hợp).
  3. Nhập khẩu nội dung: Bạn có thể nhập khẩu nội dung mà bạn tìm thấy ở nơi khác hoặc bạn là đồng tác giả với những người khác, nhưng nếu làm vậy bạn phải đảm bảo rằng nó được phát hành phù hợp với những điều khoản tương thích với giấy phép CC BY-SA (hoặc, như giải thích ở trên, một giấy phép khác khi được một Phiên bản Dự án hoặc tính năng đòi hỏi). Xem danh sách các giấy phép tương thích tại Creative Commons. Bạn không được phép nhập khẩu nội dung được phát hành chỉ theo giấy phép GFDL. Bạn đồng ý rằng, nếu bạn nhập khẩu nội dung văn bản được phát hành theo một giấy phép CC BY-SA có đòi hỏi ghi công, bạn phải ghi lại tên một hoặc nhiều tác giả một cách hợp lý. Nếu tên tác giả thường được ghi qua lịch sử trang (như bản sao trong Wikimedia), việc ghi công trong tóm lược sửa đổi, và sẽ được ghi lại vào lịch sử trang, là đã thỏa đáng khi nhập khẩu văn bản. Yêu cầu ghi công đôi khi quá khó khăn trong một số tình huống cụ thể (bất kể là giấy phép gì), và sẽ có trường hợp cộng đồng Wikimedia quyết định rằng văn bản được nhập khẩu không thể sử dụng được vì lý do đó.
  4. Nội dung phương tiện phi văn bản: Nội dung phương tiện phi văn bản tại các Dự án được phát hành theo nhiều loại giấy phép khác nhau có hỗ trợ cho mục tiêu chung là cho phép việc tái sử dụng và tái phân phối không hạn chế. Khi bạn đóng góp nội dung phương tiện phi văn bản, bạn đồng ý tuân theo các đòi hỏi cho những kiểu giấy phép đó như mô tả trong Chính sách Cấp phép, và cũng phù hợp với các yêu cầu của từng Phiên bản Dự án hoặc tính năng cụ thể, nơi bạn đang đóng góp. Xem thêm Quy định Cấp phép Wikimedia Commons để biết thêm thông tin về việc đóng góp nội dung phương tiện phi văn bản của Dự án đó.

  5. Không thu hồi giấy phép: Trừ trường hợp phù hợp với giấy phép của bạn, bạn đồng ý rằng bạn sẽ không đơn phương thu hồi hoặc tìm cách làm mất đi hiệu lực của giấy phép mà bạn đã trao, theo các Điều khoản Sử dụng này, cho nội dung văn bản hoặc nội dung phương tiện phi văn bản đóng góp vào các Dự án hoặc tính năng Wikimedia, ngay cả khi bạn ngưng sử dụng dịch vụ.
  6. Nội dung phạm vi công cộng: Chúng tôi hoan nghênh những nội dung thuộc về phạm vi công cộng! Tuy nhiên bạn phải xác nhận tình trạng phạm vi công cộng của nội dung theo luật pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng như luật pháp của bất kỳ quốc gia nào khác như đòi hỏi của từng Phiên bản Dự án, điều này rất quan trọng. Khi bạn đóng góp nội dung thuộc về phạm vi công cộng, bạn đảm bảo rằng tài liệu thực sự đã thuộc về phạm vi công cộng, và bạn đồng ý gắn nhãn ghi chú tương xứng.
  7. Tái sử dụng: Bạn có thể tái sử dụng nội dung mà chúng tôi lưu trữ một cách tự do, ngoại trừ những nội dung được đóng góp theo "sử dụng hợp lý" hoặc những miễn trừ tương tự theo luật bản quyền. Việc tái sử dụng phải tuân thủ (các) giấy phép của nội dung đó. Khi bạn tái sử dụng hoặc tái phân phối một trang văn bản do cộng đồng Wikimedia phát triển, bạn đồng ý ghi công các tác giả theo một trong các cách sau:
    1. Thông qua một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến bài viết mà bạn đã đóng góp (do mỗi bài viết đều có một trang lịch sử liệt kê tất cả các tác giả và người sửa chữa);
    2. Thông qua một siêu liên kết (nếu có thể) hoặc URL đến một bản sao trực tuyến thay thế khác, ổn định, có thể được tự do truy cập, tuân theo giấy phép, và có ghi tên các tác giả theo cách thức tương đương với việc ghi tên trên website Dự án; hoặc
    3. Thông qua một danh sách gồm tất cả các tác giả (nhưng xin chú ý là danh sách các tác giả có thể được tinh lọc để loại bỏ những đóng góp quá nhỏ hoặc không thích hợp).

    Nếu nội dung văn bản được nhập khẩu từ nguồn khác, rất có thể nội dung đó được cấp phép theo một giấy phép CC BY-SA tương thích nhưng không kèm GFDL (như mô tả trong “Nhập khẩu văn bản”, ở trên). Trong trường hợp đó, bạn đồng ý tuân thủ giấy phép CC BY-SA tương thích và không có sự chọn lựa tái cấp phép theo GFDL. Để xác định giấy phép đang áp dụng vào nội dung mà bạn định tái sử dụng hoặc tái phân phối, bạn nên xem phía cuối trang, lịch sử trang, và trang thảo luận.

    Ngoài ra, xin ghi nhớ rằng văn bản bắt nguồn từ các nguồn bên ngoài rồi được nhập khẩu vào Dự án có thể được cấp theo một giấy phép có kèm theo một số yêu cầu ghi công bổ sung. Người dùng đồng ý chỉ rõ các yêu cầu ghi công bổ sung này. Tùy vào từng Dự án, các yêu cầu như vậy có thể xuất hiện, ví dụ như hiện biểu ngữ hoặc một dấu hiệu nào khác chỉ ra rằng một vài hoặc toàn bộ nội dung đã được xuất bản đầu tiên ở một nơi nào khác. Nếu có các dấu hiệu nhận diện xuất hiện, người tái sử dụng nên giữ nguyên chúng như vậy.

    Đối với nội dung phương tiên phi văn bản, bạn đồng ý tuân thủ theo bất kỳ loại giấy phép nào mà tác phẩm được cấp phép (có thể xem bằng cách nhấn vào tác phẩm và tìm đến phần giấy phép trên trang mô tả tác phẩm hoặc xem lại trang nguồn của tác phẩm). Khi tái sử dụng bất kỳ nội dung nào do chúng tôi lưu giữ, bạn đồng ý tuân theo các yêu cầu ghi công thích hợp được ghi trong một hoặc nhiều giấy phép nội dung.
  8. Sửa đổi hoặc bổ sung vào tài liệu mà bạn tái sử dụng: Khi thực hiện chỉnh sửa hoặc bổ sung vào nội dung văn bản do bạn lấy được từ website Dự án, bạn đồng ý cấp phép cho nội dung đã được chỉnh sửa hoặc bổ sung theo Giấy phép CC BY-SA 4.0 trở về sau (hoặc, như đã giải thích ở trên, một giấy phép khác khi đó là điều bắt buộc của từng Phiên bản Dự án cụ thể hoặc tính năng). Khi sửa đổi hoặc bổ sung vào nội dung phương tiện phi văn bản mà bạn lấy được từ website Dự án, bạn đồng ý cấp phép cho nội dung đã sửa đổi hoặc bổ sung đó theo bất kỳ giấy phép nào đã cấp phép trước đó cho tác phẩm. Với cả nội dung văn bản và phương tiện phi văn bản, bạn đồng ý chỉ rõ rằng tác phẩm gốc đã được chỉnh sửa. Nếu bạn đang tái sử dụng nội dung văn bản tại một wiki, cách phù hợp là bạn chỉ ra điều này trong lịch sử trang rằng bạn đã thực hiện thay đổi đối với văn bản được nhập vào. Với mỗi bản sao hoặc phiên bản đã chỉnh sửa do bạn phân phối, bạn đồng ý ghi kèm theo một thông báo cấp phép chỉ ra tác phẩm được phát hành theo giấy phép nào, cùng với một siêu liên kết hoặc URL đến toàn văn giấy phép hoặc một bản sao của giấy phép.