Tiêu điểm Wikimedia, tháng 12 năm 2015
"Wikidata Birthday Talk Magnus Manske.jpg" by Jason Krüger, freely licensed under CC BY-SA 4.0; "Solomon_Northup_by_Nebro,_edit.jpg" from Twelve Years a Slave (1853), public domain.; "(2011 Education for All Global Monitoring Report) -Government primary school in Amman, Jordan - Young girls reading.jpg" by Tanya Habjouqa, freely licensed under CC BY-SA 3.0 IGO; Collage by Andrew Sherman.
Đây là một số tiêu điểm nổi bật được đăng tải trên blog Wikimedia trong tháng 12 năm 2015.
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm Wikipedia, cộng đồng người dùng đã tổ chức gần 150 sự kiện kỷ niệm tại sáu châu lục. Trong khi đó, Quỹ Wikimedia đã công bố kế hoạch tài trợ để bảo tồn Wikipedia cho các thế hệ tương lai. Photo by Tanya Habjouqa, freely licensed under CC BY-SA 3.0 IGO.
Vào ngày 15 tháng 1, chúng ta không chỉ tổ chức kỷ niệm cho Wikipedia, mà cho cả sự ra đời của một ý tưởng: rằng tất cả mọi người đều có thể đóng góp tri thức cho nhân loại. Với vai trò là một phần của mốc son này, Quỹ Wikimedia rất hân hạnh công bố Cam kết Tài trợ của Wikimedia, một nguồn tài trợ vĩnh viễn để đảm bảo rằng Wikipedia sẽ tồn tại cho các thế hệ tương lai. Mục tiêu của Quỹ là gây dựng 100 triệu USD trong 10 năm tới. Bạn có thể theo dõi hoạt động kỷ niệm bằng cách gắn thẻ (tag) @Wikipedia, sử dụng hashtag #wikipedia15, và truy cập 15.wikipedia.org.
Magnus Manske, một tình nguyện viên đóng góp cho Wikipedia kể từ năm 2001, đã phát biểu tại Bữa tiệc Sinh nhật lần thứ 3 của Wikidata năm 2015 tại Wikimedia Deutschland (Wikimedia Đức). Photo by Jason Krüger, freely licensed under CC BY-SA 4.0.
Hồi ức của Manske về những ngày đầu của Wikipedia vẫn còn rất sống động: “Hồi năm 2001, Wikipedia vẫn còn là đứa trẻ trên sân chơi này. Chúng ta vẫn còn là những người yếu thế, bắt đầu từ con số không, chấp nhận đương đầu với những cái tên như Brockhaus và Britannica, những cái tên tưởng chừng sẽ là những người khổng lồ vĩnh viễn trong thế giới bách khoa toàn thư. Tôi nhớ rằng Trang Chính của Wikipedia viết rằng 'Chúng ta hiện đang có 15 bài viết không-quá-tệ. Chúng ta muốn đạt mốc 100.000 bài viết, nên cùng bắt tay vào làm việc nào.’ ‘Không-quá-tệ’ ở đây ám chỉ những bài sơ khai với ít nhất một dấu chấm câu.” Hồi đó, kể cả MediaWiki—phần mềm dùng để chạy Wikipedia và những trang web wiki các trên khắp thế giới—vẫn chưa tồn tại. Tuy nhiên, sự phát triển của Wikipedia đã làm nảy sinh những vấn đề với mã nguồn UseModWiki gốc, bởi nó không thể mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu. Manske đã lập trình một phần mềm để thay thế cho UseMod, anh ta gọi đó là phần mềm Giai đoạn II. Phần mềmn ày giới thiệu rất nhiều cải tiến mới mà các biên tập viên Wikipedia ngày nay vẫn còn sử dụng, chẳng hạn như không gian tên, danh sách theo dõi, và danh sách đóng góp của thành viên.
Solomon Northup là bài viết được truy cập nhiều thứ hai trong ngày 12 tháng 12 trên Wikipedia, theo HatNote’s Top 100—một ứng dụng mới khai thác hàm API về lượt truy cập trang mới. Illustration from Twelve Years a Slave (1853), public domain.
Wikipedia và các dự án chị em có hơn 16 tỷ lượt truy cập mỗi tháng—hơn gấp đôi dân số thế giới. Mức độ phổ biến của các bài viết khác nhau trên Wikipedia có thể phản ánh các xu hướng trong xã hội nếu chúng ta đặt những câu hỏi đơn giản: cái gì phổ biến hơn trên Wikipedia tiếng Tây Ban Nha, fideuà hay paella? Đã có bao nhiêu lượt truy cập Wikipedia tiếng Punjabi sau cuộc thi biên tập bài mới đây nhất? Những địa danh nào được người dùng tra cứu nhiều nhất trên Wikivoyage tiếng Đức?
Bạn có thể sử dụng hàm API số lượt truy cập trang mới của Quỹ Wikimedia để trả lời các câu hỏi trên dễ dàng và nhanh chóng. Hàm API được xây dựng trên kiến trúc RESTful giúp chúng ta dễ dàng truy cập các dữ liệu với một URI. Để dễ sử dụng hơn, hiện đã có một phần mềm máy khách R và một phần mềm máy khách python mới phát hành.
Tóm tắt
- Các bài viết phổ biến nhất trên blog Wikimedia năm 2015 bao gồm:
- Thông báo về vấn đề giữa Wikimedia và NSA
- Truy cập bảo mật HTTPS đã có mặt trên các trang web của Wikimedia
- Các tài khoản "mũ đen" trên Wikipedia đã bị cấm sau một cuộc điều tra
- Các cuộc trò chuyện trên Gamergate
- Một dịch vụ trí tuệ nhân tạo mới,
- Bài viết trên Wikipedia tiếng Anh về Caitlyn Jenner,
- Cải cách luật bản quyền ở châu Âu,
- John Oliver đề nghị khán giả phá hoại Wikipedia, và nhiều hơn nữa.
- Khám phá: Điều gì xảy ra khi bạn tìm kiếm trên Wikipedia?: Nhóm Khám phá của Quỹ Wikimedia đã thay thế tiếp đầu ngữ tìm kiếm với một công cụ "gợi ý hoàn tất từ khoá.” Họ cũng đang làm việc để cải thiện công cụ tìm kiếm cho người dùng đa ngôn ngữ.
- Wikipedia tiếng Maithili tròn một tuổi: Những người dùng Wikipedia tiếng Maithili đến từ Rajbiraj, Nepal đã tổ chức một sự kiện để khích lệ những người chiến thắng cuộc thi biên tập bài đầu tiên của phiên bản ngôn ngữ Maithili và để kỷ niệm Wikipedia tiếng Maithili tròn một tuổi.
- Sống lại một năm trong 4 phút: Giới thiệu #Edit2015, video tổng kết năm của Wikipedia: Bạn có thể sống lại những cảm giác ngạc nhiên, buồn đau, và hân hoan của năm 2015 trong bốn phút với #Edit2015, video tổng kết năm thứ hai của Quỹ Wikimedia, chiếu lại hành trình một năm thông qua lăng kính của phong trào thu hút đông đảo tình nguyện viên tham gia nhất trong lịch sử loài người.
- Ghi chép về Tunis cho các thế hệ tương lai: Một loạt các buổi thảo luận chuyên đề đã diễn ra tại trụ sở Hiệp hội Bảo tồn Medina – Tunis (ASM Tunis) của Tuy-ni-di. Các tình nguyện viên sẽ tổ chức gặp mặt hàng tháng và làm việc trong thời gian rảnh rỗi của mình với bốn đề tài: madressas (trường học), souks (chợ), diar (lâu đài), và nhà thờ Hồi giáo/lăng mộ.
Andrew Sherman, Digital Communications Intern, Wikimedia Foundation
Social Media
|
---|
|