Licensing update/Questions and Answers/vi
IMPORTANT NOTE: The text below is a volunteer-written translation of the English original. It may be out of date, incomplete or incorrect. When in doubt, please refer to the English original, or help to improve the translation.
Tổng quan
edit- Chúng tôi đang đề nghị điều gì, và nó có thay đổi gì so với hiện tại?
- Không giống như hầu hết nội dung trên web, nội dung văn bản được xuất bản trên Wikipedia và các dự án khác của Wikimedia Foundation không theo kiểu bản quyền truyền thống. Thay vào đó, cộng đồng Wikimedia gắn liền với những nguyên lý của thông tin tự do tương tự như nguyên lý đã được phong trào phần mềm tự do và mã nguồn mở tuyên bố rõ cho phần mềm, cho phép mọi người được tái sử dụng thông tin với bất kỳ mục đích nào. Điều này được hiện thực bằng những giấy phép trao cho những quyền tự do mà mọi người sẽ không có được nếu theo kiểu bản quyền truyền thống.
- Giấy phép được chọn lựa cho Wikipedia là Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) do Tổ chức Phần mềm Tự do phát triển và bảo trì. Là dấu gạch nối mối liên hệ sâu sắc giữa Wikipedia và cộng đồng phần mềm tự do, giấy phép này ban đầu được phát triển dành cho các tài liệu của phần mềm được cấp giấy phép tự do. Tuy nhiên, vì Wikipedia và các dự án đã phát triển và vẫn tiếp tục được mở rộng một cách nhanh chóng, càng ngày càng dễ thấy rằng Wikimedia đã không còn phù hợp với giấy phép này như trước kia. Do đó, để làm cho nội dung Wikipedia dễ sử dụng hơn và có thể tương thích một cách hợp pháp với các dự án nội dung tự do hiện có, Wikimedia Foundation dự định sẽ đệ trình một đề xuất đến cộng đồng Wikimedia là làm cho tất cả những nội dung hiện đang được Wikipedia Foundation phân phối theo giấy phép GFDL cũng có sẵn theo giấy phép CC-BY-SA 3.0, trong đó CC-BY-SA sẽ loại trừ GFDL nếu như nội dung được nhập vào từ của bên thứ ba chỉ cấp phép theo CC-BY-SA; đề xuất này, cũng như tại sao chúng tôi lại cho rằng CC-BY-SA phù hợp, được giải thích rõ bên dưới.
- Giấy phép GFDL vừa được cập nhật để cho việc tái cấp phép có thể thực hiện được mà không cần phải thỉnh cầu trực tiếp đến từng chủ nhân bản quyền, những người đã đóng góp vào công trình chung (xem phía dưới). Tuy nhiên, quyết định về việc có cập nhật các điều khoản cấp phép hay không được dự kiến sẽ mang ra để bỏ phiếu một cách dân chủ trên toàn cộng đồng trên thế giới, khi đó nếu đa số thành viên đủ điều kiện đồng ý thì đã đủ sự ủng hộ để tiến hành chuyển đổi. Cuộc bỏ phiếu dự kiến là vào đầu tháng 4, thời gian bỏ phiếu kéo dài khoảng từ 2-4 tuần.
Tại sao phải chuyển đổi?
edit- Tại sao Wikimedia Foundation lại quan tâm đến việc chuyển từ Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) sang giấy phép Creative Commons Ghi công Chia sẻ tương tự (CC-BY-SA)?
- Ta sẽ bắt đầu bằng lời nói của Jimmy Wales:
- "Khi tôi khởi động Wikipedia, Creative Commons vẫn còn chưa xuất hiện. Giấy phép Tài liệu Tự do là giấy phép đầu tiên thể hiện rất rõ làm thế nào để có thể áp dụng các nguyên lý của phong trào phần mềm tự do vào các loại tác phẩm khác. Tuy nhiên, nó được thiết kế dành cho một loại tác phẩm cụ thể: tài liệu cho phần mềm. Giấy phép CC-BY-SA là một giấy phép tổng quát hơn, phù hợp với nhu cầu hiện nay của Wikipedia, và tôi rất biết ơn FSF đã cho phép khả năng thay đổi này. Chuyển sang CC-BY-SA cũng sẽ cho phép nội dung từ các dự án của chúng ta có thể hòa nhập tự do với nội dung CC-BY-SA khác. Đây là một sự thay đổi tối cần thiết cho tương lai của Wikimedia."
- Giấy phép GFDL nguyên thủy được tạo ra để giải quyết cho một số vấn đề cụ thể, trong đó có khả năng một vài cá nhân có thể sử dụng tài liệu không tự do để ngăn trở các phần mềm tự do. Những quyết định thiết kế dẫn đến việc phát triển một giấy phép dành cho tài liệu không phải lúc nào cũng giải quyết được những vấn đề nảy sinh từ những dự án có sự đóng góp của rất nhiều thành viên như Wikipedia, và chúng thực ra có thể hình thành những vấn đề mới khiến cho nội dung tự do khó mà sử dụng hơn.
- Đây là một phần quan trọng của lý do tại sao Creative Commons lại thiết kế ra một giấy phép copyleft tổng quát hơn dành cho những tác phẩm không phải là phần mềm, giấy phép CC-BY-SA. Các giấy phép Creative Commons nhanh chóng được sử dụng trên web, với ước đoán hơn 130 triệu tác phẩm đã được cấp phép theo một trong các giấy phép này [1]. Tuy vậy thật không may mắn là những tác phẩm theo giấy phép CC-BY-SA và GFDL không thể trực tiếp phối hợp với nhau được, điều đó tạo ra một rào cản tương thích không cần thiết nhưng khá phiền toái ngay trong chính phong trào văn hóa tự do.
- Tổ chức Phần mềm Tự do (tổ chức bảo trì GFDL), Creative Commons (tổ chức bảo trì giấy phép CC-BY-SA), và Wikimedia Foundation (tổ chức điều hành Wikipedia cùng với các dự án theo văn hóa tự do khác) đã làm việc cùng nhau để phát triển ra một lộ trình để "chuyển đổi" hay "tái cấp phép" nội dung Wikipedia (và nội dung của các wiki tương tự khác) sang giấy phép CC-BY-SA, việc này sẽ kết hợp các giá trị của nền văn hóa tự do của GFDL với khả năng sử dụng trên thực tế trong bối cảnh của các tác phẩm cộng tác.
- Một bảng so sánh hai loại giấy phép này có thể sẽ hữu ích khi tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Tại sao GFDL lại là một vấn đề?
edit- Theo khía cạnh nào mà GFDL, giấy phép mà tôi cảm thấy hiệu quả, lại là một vấn đề đối với Wikipedia hay cộng đồng biên tập viên và người dùng của nó?
- Thành viên cộng đồng David Gerard đã cung cấp một bản tóm tắt đầy đủ các vấn đề đối với chúng ta, do đó theo tinh thần của việc tái sử dụng nội dung hữu ích, chúng tôi đưa nó vào đây:
- "Giấy phép GFDL được viết với vai trò là một giấy phép dành cho những cẩm nang phần mềm được in trên giấy với chỉ một hoặc một vài tác giả. Nó hoàn toàn không phù hợp với nội dung wiki có thể có đến hàng trăm biên tập viên. Dự án đi trước của Wikipedia, Nupedia, cuối cùng đã đưa GFDL vào sử dụng vào thời điểm đó vì giấy phép CC-BY-SA chưa xuất hiện.
- "Giấy phép GFDL rất khó để thực hiện theo trên thực tế, ít nhất là trong bối cảnh như các dự án cộng tác giữa rất nhiều thành viên như Wikipedia.
- "Cố gắng tuân theo nó sẽ rất vất vả. Theo như lời lẽ trong giấy phép, cứ bất kỳ đoạn trích đáng kể nào (nhiều hơn mức sử dụng hợp lý) từ một tác phẩm GFDL đều cần một bản sao giấy phép (từ ba đến bốn trang in) kèm theo. Nội dung GFDL hầu như không thể tái sử dụng đối với nội dung âm thanh hoặc phim ảnh vì lý do này.
- "Mặc dù có thể dễ dàng tuân thủ trên web (liên kết đến một bản sao GFDL tại trang đó) hoặc trong sách (in thêm giấy phép ba trang), nó hầu như không thể tái sử dụng trong những mẩu tác phẩm nhỏ hơn.
- "Những trang hướng dẫn về 'làm thế nào để tuân thủ' trên nhiều Wikipedia khác nhau bị nhiều cá nhân biên tập viên cho rằng không phải là một ý hay, không nhất thiết phải là những gì mà lời lẽ trong giấy phép đã nói - mà chỉ vì những lời phàn nàn từ những người tái sử dụng bị buộc tội đã vi phạm vì đã không tuân theo sự diễn dịch mới trong tháng này.
- "Thậm chí việc cắt và dán nội dung giữa hai bài viết Wikipedia về mặt nguyên tắc vẫn là vi phạm trừ phi danh sách đầy đủ tất cả các tác giả cho đoạn văn bản đó được kèm theo. Điều này là không thực hiện được trên wiki.
- "CC-BY-SA đang trở thành giấy phép thường dùng cho những nội dung tự do dự kiến sẽ tự do mãi mãi ('copyleft'). Đó là cả một thế giới của văn bản, hình ảnh, phim ảnh, v.v. mà không thể đưa vào những thứ trong Wikimedia (cũng giống như một phần mềm đang sử dụng giấy phép copyleft không tương thích với GPL – nó khiến cho tác phẩm của bạn trở thành một ốc đảo mà chẳng có ích lợi gì)."
- Cũng cần phải chỉ ra rằng sự diễn dịch bằng lời của yêu cầu ghi công của giấy phép GFDL đòi hỏi phải sao lại toàn bộ phần "lịch sử" của bài viết với toàn bộ mọi tác phẩm dẫn xuất (không chỉ là tên tác giả -- toàn bộ phần đó). Đối với một bài viết có hàng ngàn phiên bản, điều này rõ ràng là một phiền toái, nhưng thậm chí chỉ với một số lượng phiên bản nhỏ, nó cũng đã tốn rất nhiều chữ rồi.
Lịch sử
edit- Lịch sử của quá trình đàm phán chuyển đổi diễn ra ra sao?
- Lộ trình chuyển đổi này đã là vấn đề thảo luận giữa FSF, Creative Commons, và Wikimedia Foundation trong vài năm. Đây là những cuộc thảo luận thân thiện, và những người tham gia đều cùng chia sẻ mục tiêu đảm bảo rằng nội dung được "tái cấp phép" hay "chuyển đổi" sẽ thực sự tự do, và tuân thủ các nguyên lý "copyleft" mạnh. Theo một chừng mực nào đó những cuộc thảo luận đã tập trung vào những sự thực mà ai cũng thấy – rằng Wikipedia là một trong những kho thông tin tự do lớn nhất, nhưng vì vấn đề cấp phép mà nó không phải lúc nào cũng dễ tái sử dụng, trộn lẫn, và phối hợp với những thứ khác hiện theo một giấy phép CC-BY-SA khá khác biệt nhưng cùng chung mục đích (CC-BY-SA được sử dụng rộng rãi trên mạng). Trên thực tế, một số dự án khác của Wikimedia Foundation cũng sử dụng CC-BY-SA, do đó một trong những mục tiêu ở đây là khiến cho Wikipedia được cấp phép một cách hài hòa với nội dung của dự án Wikimedia Foundation khác.
- Vào ngày 1 tháng 12 năm 2007, Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation đã thực hiện một quyết định quan trọng chính thức đề nghị việc hiện thực một lộ trình chuyển đổi sang CC-BY-SA trong giấy phép GFDL 1.3. Quyết định này cũng bao gồm một đảm bảo "thảo luận và biểu quyết cộng đồng" trước khi có bất cứ thay đổi này đối với các website Wikimedia Foundation.
Ngày 1 tháng 11 năm 2008
edit- Tôi để ý thấy ngày hiệu lực để nội dung có thể tái cấp phép là ngày 1 tháng 11 năm 2008 -- ngày đó đã qua rồi. Tại sao bạn không sử dụng một ngày nào đó sau này thay vì một ngày đã qua?
- Mục đích ở đây không phải là "thúc đẩy sự chuyển đổi", mà là cung cấp một lộ trình cho các dự án hiện tại xem xét và thực hiện chuyển đổi giữa các giấy phép. Như Tổ chức Phần mềm Tự do đã ghi trong Các câu hỏi thường gặp của họ: "nếu một tác phẩm nguyên thủy xuất bản ở nơi khác chứ không phải là một wiki công cộng, bạn chỉ có thể sử dụng nó theo giấy phép CC-BY-SA 3.0 nếu nó được thêm vào wiki trước ngày 1 tháng 11 năm 2008. Chúng tôi không muốn trao cho mọi người quyền này đối với bất kỳ và mọi tác phẩm được phát hành theo GFDL. Chúng tôi cũng không muốn mọi người trêu đùa với hệ thống bằng cách thêm những nội dung đã cấp phép GFDL vào một wiki, rồi sau đó dùng chúng theo CC-BY-SA. Chọn một thời hạn đã qua sẽ giúp ngăn chặn điều này."
- Việc này không ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi nội dung xuất phát từ wiki của chúng ta, chỉ ảnh hưởng đến khả năng tái cấp phép nội dung xuất phát từ bên ngoài các wiki của Wikimedia Foundation.
Tháng 8 năm 2009
edit- Không phải là FSF đã trao quyền này rồi sau đó bỏ nó đi – vào tháng 8 năm 2009 à? Thời gian đó có phải được chọn ngẫu nhiên không? Nếu việc chuyển đổi giữa các giấy phép là một điều tốt, tại sao lại phải đặt hạn chót cho lựa chọn này?
- Một lần nữa sẽ có ích nếu chúng ta đọc Những câu hỏi thường gặp của Tổ chức Phần mềm Tự do. Mục tiêu của việc đàm phán này không phải là khiến cho nó mãi mãi dễ dàng chuyển đổi giữa các giấy phép tự do mà là để giải quyết một sự thật rằng giấy phép cơ bản dành cho Wikipedia (và nhiều wiki tương tự) là một giấy phép không hoàn toàn thích hợp cho việc cộng tác wiki vì nó được phát triển dành cho một loạt các mục đích khác. Như phần câu hỏi của FSF đã ghi: "Sự cho phép này không còn hiệu lực sau ngày 1 tháng 8 năm 2009. Chúng tôi không muốn điều này trở thành một sự cho phép chung để chuyển đổi giữa các giấy phép: cộng đồng sẽ có lợi nhiều hơn nếu như mỗi wiki tự quyết định họ sẽ sử dụng giấy phép nào, rồi đi liền với nó. Hạn chót này đảm bảo điều đó, nhưng vẫn cho những nhà bảo trì wiki đủ thời gian để quyết định."
Thay GFDL bằng CC-BY-SA?
edit- Vậy có phải các bạn đang đơn giản là cố gắng thay thế GFDL trên Wikipedia bằng CC-BY-SA?
- Không, chúng tôi đang đề xuất rằng tất cả các nội dung hiện đang cấp phép theo GFDL cũng sẽ được trao giấy phép CC-BY-SA, và rằng tất cả các phiên bản trong tương lai phải được cấp phép kép, với ngoại lệ là những phần được thêm vào từ nguồn bên ngoài chỉ sử dụng độc nhất CC-BY-SA. Xem đề xuất chính để biết thêm chi tiết.
Cấp phép kép
edit- Thế nào là cấp phép kép? Bạn sẽ quản lý điều đó như thế nào?
- Nó đơn giản có nghĩa là nội dung sẽ thuộc cả giấy phép GFDL lẫn CC-BY-SA cùng một lúc, trừ khi điều này không thực hiện được do việc nhập vào từ các tài liệu chỉ cấp phép CC-BY-SA. Nói một cách khác, những người tái sử dụng sẽ có thể lựa chọn họ muốn sử dụng lại nội dung Wikipedia theo giấy phép GFDL hoặc giấy phép CC-BY-SA tùy ý (với một số ít ngoại lệ). Chúng tôi đã làm việc với FSF và những bên khác để cố gắng hiện thực việc cấp phép kép theo cách đòi hỏi khá ít công sức quản lý (hoặc công sức của biên tập viên hay người dùng). Tổng quan của sự sắp đặt này đã được Richard Stallman, người nắm rất rõ nhu cầu quản lý được việc cấp phép kép, giải thích rõ ràng như sau:
- TẤT CẢ những người đóng góp đồng ý với điều sau:
Wikipedia có thể phát hành nội dung mới được viết của họ theo cả GFDL và CC-BY-SA một cách song song. Tuy nhiên, nếu chúng được nhập vào từ một tài liệu bên ngoài chỉ được cấp phép theo CC-BY-SA mà không theo GFDL, Wikipedia phải bị ràng buộc bởi điều đó.
- Tất cả các phiên bản cũ đều được phát hành theo GFDL lẫn CC-BY-SA.
- Tất cả các phiên bản mới được phát hành theo thông báo giấy phép sau:
Trang này được phát hành theo CC-BY-SA. Tùy vào lịch sử sửa đổi, nó CÓ THỂ cũng có thể theo giấy phép GFDL; xem [liên kết] để biết làm sao để xác định điều đó.
- Không phải cấp phép kép là một giải pháp quá rắc rối cho vấn đề này sao?
- Chúng tôi tin rằng Richard đã làm rất tốt việc phác họa một cách hiện thực phù hợp cho cấp phép kép -- chúng tôi tin rằng việc dàn xếp cấp phép kép này một cách lý tưởng sẽ cho phép cả những người đề xuất cấp phép kép lẫn những người phản đối cấp phép kép ủng hộ việc chuyển đổi. Chúng tôi nhận thấy rằng sự thỏa hiệp này sẽ không hoàn toàn thỏa mãn mọi người, nhưng hy vọng những người ủng hộ lẫn phản đối việc cấp phép kép sẽ không lún sâu vào chuyện tranh cãi. Một phần lý do của việc duy trì tích hợp GFDL theo cách mà chúng tôi đề xuất ở đây chính xác rằng GFDL đã là một giá trị không tranh cãi đối với Wikipedia trong suốt năm tháng. Chúng tôi công nhận rằng FSF đang tiến tới bằng nỗ lực của chính mình trong việc xem lại và phát triển GFDL. Nếu bạn giúp chúng tôi tiến về phía trước với sự thỏa hiệp này, chúng tôi có thể xem xét lại việc cấp phép kép trong vòng một hoặc hai năm tới cùng với FSF và xem nó có còn cần thiết nữa không.
- Những người tái sử dụng sẽ phải có bổn phận xác định xem một bài viết có bao gồm các thay đổi chỉ theo CC-BY-SA hay không -- cấp phép kép không phải là vấn đề của các biên tập viên. Việc này cũng không dự kiến diễn ra theo cả hai hướng, do đó việc trộn một văn bản chỉ theo GFDL là không được phép.
- Chúng tôi cũng đề xuất tiếp tục cho phép việc tải lên các nội dung phương tiện chỉ tuân theo GFDL phiên bản 1.2 trong một tương lai gần, để giải quyết các lo ngại liên quan đến copyleft mạnh và yếu, cho đến khi những lo ngại đó được giải tỏa hoàn toàn để thỏa mãn các thành viên cộng đồng (để xem thảo luận về "copyleft mạnh" và "copyleft yếu", xem bài viết về "Copyleft" trên Wikipedia).
- Những người tái sử dụng sẽ làm cách nào để xác định một bài viết có thuộc giấy phép GFDL hay không?
- Giấy phép CC-BY-SA đòi hỏi phải ghi công, do đó khi nội dung từ bên thứ ba được nhập vào với giấy phép "chỉ CC-BY-SA", nó sẽ phải được ghi chú ai là tác giả và rằng nó được phát hành theo CC-BY-SA, như là một phần của quy trình bình thường hiện có mà các dự án qua đó sẽ ghi chú lại những lịch sử như vậy (chúng tôi khuyên nên ghi ở cuối bài viết hoặc trong lịch sử phiên bản). Những người tái sử dụng sẽ phải kiểm tra thông tin này để xác định xem có nội dung chỉ-CC-BY-SA được nhập vào hay không. Các hướng dẫn về cấp phép của chúng tôi sẽ làm rõ điều đó.
Xuất và nhập dữ liệu CC-BY-SA
edit- Ý tưởng này có phải là để cho phép Wikipedia có thể xuất ra nội dung được cấp phép CC-BY-SA? Hay là để cho phép tăng cường việc nhập nội dung được cấp phép CC-BY-SA vào?
- Có thể tóm gọn lại là, cả hai. Đề xuất này nhắm đến tối thiểu là để cho phép cả nhập và xuất nội dung được cấp phép CC-BY-SA. Một số dự án rất lớn đã sử dụng giấy phép CC-BY-SA như là giấy phép chuẩn. Một trong những mục tiêu của chúng ta ở đây là cho phép nội dung của Wikipedia có thể đổ sang các dự án đó một cách dễ dàng, và cũng để cho họ có thể cung cấp nội dung cho chúng ta. Chúng tôi cho rằng hạ thấp những rào cản giữa các dự án theo cách này (bằng cách chuyển đổi hay tái cấp phép nội dung Wikipedia theo một giấy phép thân thiện với người dùng hơn) sẽ cho phép tất cả các dự án này trở nên phong phú hơn hẳn.
FSF đối đầu với CC?
edit- Tất cả mọi thứ trông có vẻ ổn, nhưng đôi khi tôi tự hỏi rằng có phải đây là một âm mưu chống lại Tổ chức Phần mềm Tự do từ những tay Creative Commons hay không – Tôi nhớ có đọc ở trong một danh sách gửi thư đâu đó rằng có sự không tin tưởng nhau giữa hai nhóm này.
- Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy chẳng có ai đang có âm mưu chống lại ai cả, và tất cả những bên tham gia đều vô cùng thân thiện và hợp tác, với mục tiêu chung là phát triển quá trình cộng tác và tương thích giữa các dự án theo văn hóa tự do. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng Creative Commons đã cố gắng thừa nhận tôn chỉ tự do mạnh mẽ của cộng đồng Wikimedia theo ba cách:
- bằng cách đặt một liên kết nổi bật đến Định nghĩa Tác phẩm Văn hóa Tự do trong các giấy phép CC-BY-SA và CC-BY. Định nghĩa này là nền tảng của trong Quy định Cấp phép của chính Wikimedia Foundation;
- bằng cách xuất bản một Tuyên bố Mục đích liên quan đến giấy phép CC-BY-SA để làm rõ mục đích và tương lai của giấy phép;
- bằng cách tham gia trực tiếp với cộng đồng của chúng ta trên danh sách thư của chúng ta liên quan đến các vấn đề này.
- Tại sao FSF không chỉ đơn giản nói "OK, GFDL sắp tới sẽ y hệt như CC-BY-SA?"
- "Bởi vì, mặc dù các trang của Wikimedia đến nay là kho nội dung GFDL đồ sộ nhất, FSF vẫn cần phải giữ lại những chi tiết quan trọng về cách làm việc của giấy phép giống như cho lượng người dùng gốc của nó: tác giả của các cẩm nang phần mềm. Thêm nữa, nhều cẩm nang phần mềm sử dụng những đặc tính của GFDL mà không có trong CC-BY-SA, như yêu cầu về văn bản bìa và 'những phần bất biến'" -- David Gerard
Tại sao khởi đầu lại là GFDL?
edit- Nếu GFDL quá khó cho các biên tập và người dùng như vậy, tại sao nó lại được Wikipedia sử dụng trong những ngày đầu tiên?
- Vào thời điểm Wikipedia khởi động, đã có một số thử nghiệm về giấy phép tự do khác (tại Nupedia và ở nơi khác), nhưng không có cái nào có được thành tựu tốt như GFDL. Cũng vào lúc đó, các giấy phép tự do của Creative Commons còn chưa được phát triển (hay ít nhất là không phải ở dạng như hiện nay). Do vậy vào lúc đó GFDL là sự lựa chọn tốt nhất có thể. Giờ đây GFDL đã tiến triển, và CC-BY-SA đã có mặt, chúng ta đã có một sự lựa chọn tốt hơn, và sự lựa chọn đó sẽ mang lại nhiều sự tương thích giữa các dự án theo văn hóa tự do hơn.
Khác biệt có đáng chú ý?
edit- Những người dùng hay biên tập viên thông thường có chú ý đến khác biệt này không?
- Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy có khá ít biên tập viên và người dùng tham gia đủ sâu vào vấn đề cấp phép mà chúng ta đang bàn đến ở đây để cảm thấy sự thay đổi này thực sự khác biệt (chứ không phải chúng tôi biết bất kỳ một biên tập viên hay người "thông thường" nào). Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khác biệt sẽ rất rõ đối với các cộng đồng và cá nhân khác đang phát triển nội dung của họ.
Phù hợp về mặt luật pháp?
edit- Không phải là điều khoản chuyển đổi mới này rất "đáng ngạc nhiên" và do đó không phù hợp về mặt luật pháp?
- Chúng tôi tin tằng điều khoản chuyển đổi là nhất quán với ngôn ngữ được dùng trong GFDL 1.2: "Tổ chức Phần mềm Tự do có thể phát hành các phiên bản mới, sửa đổi của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU vào bất cứ lúc nào. Những phiên bản mới như vậy sẽ tương tự về mặt tinh thần với phiên bản hiện tại, nhưng có thể khác biệt về chi tiết để giải quyết những vấn đề hoặc những lo ngại mới". Việc Wikipedia sử dụng GFDL đã làm nảy sinh "những vấn đề hoặc những lo ngại mới", và được giải quyết bằng cách tạo ra một lộ trình chuyển đổi sang một giấy phép "tương tự về mặt tinh thần" nhưng dễ sử dụng hơn trong bối cảnh chúng ta đang sử dụng GFDL hiện nay. Trong khi lời lẽ cụ thể của CC-BY-SA khác với trong GFDL, những quyền tự do mà nó đảm bảo và bảo toàn là y hệt, và nhờ vào Tuyên bố Mục đích của Creative Commons, quyền đó được đảm bảo sẽ được bảo vệ trong thời gian dài. Tổ chức Phần mềm Tự do là người canh giữ có trách nhiệm đối với các giấy phép của nó và đã thực hiện thay đổi này cho giấy phép GFDL trong nhận thức đầy đủ về sự liên hệ của nó.
- Những sự thay đổi đơn phương sang một giấy phép như vậy có hợp pháp trong tất cả các nền luật pháp mà những người muốn tái sử dụng nội dung đang sống hay không?
- Chúng tôi tin rằng những cập nhật về cấp phép mà không làm thay đổi một cách căn bản tinh thần của giấy phép và được bản thân giấy phép cho phép sẽ hợp pháp tại tất cả các nền luật pháp.
Tiếp theo là gì?
edit- Cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Đề xuất tại cập nhật cấp phép sẽ được duyệt lại và thảo luận sâu hơn trước khi đưa ra cho cộng đồng bỏ phiếu rộng rãi, điều đó sẽ diễn ra trước tháng 4.
Các dự án không phải của Wikimedia Foundation
edit- Bạn đề nghị cấp phép như thế nào đối với các dự án wiki khác (hiện cũng theo GFDL) để có thể trao đổi tốt nhất với các dự án của WMF?
- Ở đây có hai con đường. Một cách là một dự án wiki hiện đang theo giấy phép GFDL tận dụng phiên bản GFDL mới (trong khoảng thời gian quy định) và cấp phép kép nội dung của nó chính xác như Wikipedia sẽ cấp phép kép nội dung của nó. Cách khác là cứ đơn giản cấp phép (hoặc tái cấp phép) wiki của ai đó theo CC-BY-SA 3.x trở về sau.
- Và trong giai đoạn chuyển tiếp? ("Giai đoạn chuyển tiếp" là thời gian từ khi xuất bản GFDL 1.3 đến khi quy định cấp phép kép được đưa vào sử dụng tại các dự án của Wikimedia.)
- Sẵn sàng cho bất kỳ kết quả nào từ sự tham vấn của cộng đồng, cấp phép kép là giải pháp an toàn nhất.
Hình ảnh
edit- Sự chuyển đổi này tác động đến cả văn bản và hình ảnh, hay chỉ văn bản thôi?
- Nó sẽ tác động đến cả văn bản lẫn hình ảnh, ngoại trừ những hình ảnh được cấp phép theo "chỉ GFDL 1.2". Những hình ảnh này sẽ không được cấp phép kép.
- Nếu xảy ra sự chuyển đổi, có thay đổi gì đến các giấy phép hình ảnh được phép sử dụng tại các dự án WMF?
- Không tức thì. Nhưng có thể, trong tương lai, các tập tin phương tiện GFDL 1.2 sẽ không còn được cho phép. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ xảy ra nếu CC-BY-SA được điều chỉnh để làm cho nó rõ ràng là một giấy phép "copyleft mạnh" đối với nội dung phương tiện nhúng vào, yêu cầu nội dung hỗ trợ cũng phải được cấp phép theo CC-BY-SA. Hiện cả hai giấy phép đều khá mơ hồ về vấn đề này.
Ghi công
edit- Đoạn sau xuất hiện trong đề mục "Tại sao GFDL lại là một vấn đề?".
- Cũng cần phải chỉ ra rằng sự diễn dịch bằng lời của yêu cầu ghi công của giấy phép GFDL đòi hỏi phải sao lại toàn bộ phần "lịch sử" của bài viết với toàn bộ mọi tác phẩm dẫn xuất (không chỉ là tên tác giả -- toàn bộ phần đó). Đối với một bài viết có hàng ngàn phiên bản, điều này rõ ràng là một phiền toái, nhưng thậm chí chỉ với một số lượng phiên bản nhỏ, nó cũng đã tốn rất nhiều chữ rồi.
- Làm thế nào tránh được yêu cầu "phiền phức" này nếu dùng CC-BY-SA?
- Cơ chế ghi công căn bản (ghi công ở nơi dễ thấy) được công nhận trong các tài liệu GFDL là ghi công thông qua trang tiêu đề, giới hạn trong những tác giả chủ yếu. Điều khoản sử dụng của chúng ta (ví dụ, thông báo mẫu tại Wikipedia tiếng Việt) nói chung cho phép mọi người ghi công bằng cách tham chiếu tới trang bài viết hoặc trang lịch sử, nhưng những điều khoản đó vẫn chưa thỏa mãn với nội dung trong GFDL. Trang Lịch sử có thể truy cập dễ dàng từ một trang bài viết có thể được diễn dịch là không phải là một "tiết đoạn" hay một "đơn vị con có tên" như giấy phép đã yêu cầu (nó cũng có thể nằm trên một máy chủ khác so với trang viết); tương tự như vậy, cũng không hề có trang Tiêu đề.
- Thể theo các điều khoản hiện có của website cũng như cách ghi công hiện Wikipedia đang dùng để ghi công người đóng góp, chúng tôi tin rằng các tiếp cận nhất quán để ghi công trong Wikipedia là đưa ra yêu cầu phải ghi công bài viết bằng cách đặt liên kết tới chúng. CC-BY-SA cho phép mô hình ghi công như vậy, vì nó cho phép tác giả yêu cầu ghi-công-theo-tên hoặc ghi-công-theo-URL. Cách tiếp cận đó đã được Luật sư Trưởng Creative Commons chứng nhận là nhất quán với ngôn ngữ và ý định của CC-BY-SA. Một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện ở Wikipedia tiếng Anh và tiếng Đức cũng cho thấy đây là mô hình ghi công được cộng đồng Wikipedia ưa thích và nó đại diện dung hòa nhất cho mong muốn ghi nhận các tác giả, lẫn nhiệm vụ của chúng ta là tạo thuận lợi cho sự trao đổi kiến thức tự do.
- Tiết đoạn "Lịch sử" trong tài liệu GFDL tồn tại để phục vụ cho mục đích theo dõi sự thay đổi. CC-BY-SA không đưa yêu cầu đặc biệt nào để theo dõi sự thay đổi, ngoại trừ phải cung cấp một chỉ thị hợp lý rằng một văn bản đã được thay đổi so với bản gốc của nó.
- Bên còn lại có được ghi công (như tiết đoạn 4(c)) (tức là, WMF là đơn vị tài trợ hoặc là cơ quan ấn hành)?
- Không.
- Người đóng góp có bị yêu cầu từ bỏ những quyền ghi công của họ khi nhấn vào nút "đăng tải"?
- Không.