Licensing update/License comparison/vi

Shortcut:
LU/COMP

Dưới đây là bảng tóm tắt sự giống và khác nhau giữa Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) và Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 (CC-BY-SA)

GFDL CC-BY-SA
Tác giả giấy phép Tổ chức Phần mềm Tự do Creative Commons
Phiên bản hiện tại 1.3 (tháng 11 năm 2008) 3.0 (tháng 2 năm 2007)
Các phiên bản trước 1.2 (tháng 11 năm 2002)
1.1 (tháng 3 năm 2000)
2.5 (hè năm 2005)
2.0 (tháng 5 năm 2004)
1.0 (tháng 12 năm 2002)
Thiết kế cho Tài liệu phần mềm tự do Mục đích chung
Ngôn ngữ và tài phán Tiếng Anh, được phát triển trên ngữ cảnh tài phán Hoa Kỳ; không có bản dịch chính thức, có vài bản dịch không chính thức (chỉ có tiếng Việt cho phiên bản 1.2[1]) Một phiên bản chung và hơn 40 biến thể tương thích tương hỗ dành cho tài phán của từng quốc gia cụ thể và được dịch thành các ngôn ngữ chính thức tương ứng (đã có kế hoạch viết theo luật Việt Nam[2])
Ghi công Trang tựa đề phải bao gồm các tác giả mới nhất và tối thiểu năm tác giả chính của các phiên bản trước. Tài liệu cũng phải đính kèm lịch sử của tất cả các phiên bản trước, tác giả của nó, và địa chỉ mạng của người đó (nếu có). Các tác giả mới nhất và trước đó cùng với cơ quan tài trợ của họ (nếu có), tiêu đề tác phẩm, URI của tác phẩm (nếu có), ghi lại là sự chuyển thể từ tác phẩm trước (nếu có).
Vị trí ghi công Việc ghi công phải đi kèm một cách vật lý với tất cả các bản sao Có thể chuyển tải sự ghi công bằng bất kỳ "phương thức hợp lý" nào
Bản sao phải kèm theo Nội dung văn bản GFDL, thông báo giấy phép, và tất cả các thông báo về bản quyền Nội dung văn bản CC-BY-SA hoặc một URI trỏ tới nó, thông báo giấy phép, và tất cả các thông báo về bản quyền (trừ khi tác giả gốc khước từ)
Tác phẩm phái sinh Phải được phát hành theo giấy phép GFDL Phải được phát hành theo giấy phép CC-BY-SA
Thu thập Có thể được phối hợp với các tác phẩm "tách biệt và độc lập" trong một "phương tiện lưu trữ hoặc phân phối" mà không đòi hỏi các tác phẩm đó cũng phải là GFDL Có thể được "sưu tập thành một tổng thể sưu tập" với một hoặc nhiều "tác phẩm tách biệt và độc lập" mà không đòi hỏi các tác phẩm khác cũng phải là CC-BY-SA
Cơ chế ngăn ngừa sao chép Người tái phân phối "không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn trở hoặc điều khiển việc đọc hoặc sao chép thêm" tác phẩm Người tái phân phối không được "lạm dụng bất kỳ biện pháp công nghệ có ảnh hưởng nào" gây hạn chế cho người nhận trong việc thực thi quyền lợi của họ theo giấy phép
Định dạng tập tin mở Người nào phân phối nhiều hơn 100 bản sao thì ít nhất phải ghi kèm một URI để có thể truy xuất bản sao nội dung và phương tiện khác của tác phẩm dưới dạng máy có thể đọc được theo một định dạng được sử dụng rộng rãi mà bản ghi chú kỹ thuật của định dạng đó phải được công khai ra công chúng. URI như vậy cần tiếp tục truy cập được trong vòng ít nhất là một năm sau khi phân phối phiên bản cuối cùng theo dạng máy không đọc được. Không có đòi hỏi nào về việc cung cấp bản sao mà máy đọc được cũng như đối với định dạng tập tin mở
Các đặc tính giấy phép khác Cho phép văn bản bìa và những phần bất biến
Thời hạn
Vĩnh cữu
Lời phủ nhận về bảo hành
Phải giữ nguyên những lời phủ nhận
Sử dụng với mục đích thương mại
Cho phép sử dụng với mục đích thương mại
Phiên bản tương lai Tác giả có thể cho phép giấy phép áp dụng cho tác phẩm được mở rộng sang tất cả các phiên bản sau này của giấy phép (cho phép tất cả các giấy phép sau này là điều kiện bắt buộc cho văn bản, nhưng không áp dụng cho hình ảnh, trên các dự án Wikimedia). Tác giả có thể cho phép giấy phép áp dụng cho tác phẩm được mở rộng sang tất cả các phiên bản sau này của giấy phép. Tác giả phải cho phép các phiên bản phái sinh được tạo ra sử dụng các phiên bản sau này của giấy phép.