Nhóm người dùng Wikimedia

This page is a translated version of the page Wikimedia user groups and the translation is 100% complete.

Nhóm người dùng Wikimedianhững tổ chức mang tính đơn giản và uyển chuyển, đòi hỏi những tiêu chuẩn thấp hơn so với các chi hội và những tổ chức có trọng tâm. Những nhóm nào nhắm đến việc thành lập chi hội hoặc tổ chức có trọng tâm, nhưng chưa đủ các điều kiện cần thiết của các tổ chức đó, vẫn có thể nộp hồ sơ công nhận là một nhóm người dùng.


Nhóm người dùng Wikimedia là gì?

Nhóm người dùng Wikimedia nhằm để tạo ra các hội nhóm đơn giản và uyển chuyển hơn so với chi hộitổ chức có mục tiêu - các tổ chức này cần các yêu cầu phức tạp hơn. Những nhóm người dùng có vai trò ngang bàng với các tổ chức này trong phong trào Wikimedia. Mục tiêu của các nhóm người dùng là khích lệ và tương tác với mọi người trên khắp thế giới để thu thập và phát triển nội dung mang tính giáo dục với một giấy phép tự do hoặc phạm vi công cộng, và phổ biến nó một cách hiệu quả và rộng khắp.

Việc được Ủy ban Hội nhóm công nhận sẽ cho phép nhóm người dùng sử dụng các thương hiệu của Wikimedia và nhận được một nguồn kinh phí nhất định; tuy nhiên, bạn không cần phải được công nhận mới có thể làm được những việc mà nhóm người dùng thường làm hoặc có khả năng làm, nó sẽ là một bước phụ thêm để có thêm lợi ích cũng như trách nhiệm.

User groups are open membership groups with an established contact person and history of projects, designed to be easy to form.

Tại sao chúng tôi nên xin thành lập nhóm?

Việc được Ủy ban Hội nhóm công nhận sẽ cho phép nhóm người dùng sử dụng các thương hiệu của Wikimedia và nhận được một nguồn kinh phí nhất định; tuy nhiên, bạn không cần phải được công nhận mới có thể làm được những việc mà nhóm người dùng thường làm hoặc có khả năng làm, nó sẽ là một bước phụ thêm để có thêm lợi ích cũng như trách nhiệm.

Những lợi ích từ việc trở thành một nhóm người dùng được Wikimedia công nhận bao gồm:

  • Được sử dụng các biểu trưng của Wikimedia theo cách phù hợp với Quy định Thương hiệu của Quỹ Wikimedia mà không cần phải được sự chấp thuận nào khác. Nhóm người dùng có thể sử dụng bất kỳ biểu trưng nào khác không thuộc Quy định Thương hiệu (ví dụ như biểu trưng Quỹ Wikimedia) với điều kiện phải được Quỹ Wikimedia cấp phép thương hiệu và được nhóm pháp lý của Quỹ Wikimedia chấp thuận.
  • Được nhận những sản phẩm lưu niệm với số lượng lớn, nhưng có giới hạn, để dùng trong các hoạt động và khi tiếp xúc với những người mới.
  • Được công nhận công khai sự liên kết của nhóm với Quỹ Wikimedia.
  • Được sự hỗ trợ của Ban liên lạc Ủy ban Hội nhóm trong suốt quá trình nộp hồ sơ và sau đó.
  • Một suất học bổng để tham dự Hội thảo Wikimedia, tổ chức hàng năm tại Berline dành cho các hội nhóm của phong trào Wikimedia.

Khi không được công nhận, nhóm vẫn có thể:

Chúng tôi cần thỏa mãn những yêu cầu nào?

Nhóm người dùng Wikimedianhững tổ chức mang tính đơn giản và uyển chuyển, đòi hỏi những tiêu chuẩn thấp hơn so với các chi hội và những tổ chức có trọng tâm. Những nhóm nào nhắm đến việc thành lập chi hội hoặc tổ chức có trọng tâm, nhưng chưa đủ các điều kiện cần thiết của các tổ chức đó, vẫn có thể nộp hồ sơ công nhận là một nhóm người dùng.

Các yêu cầu để được chính thức công nhận một nhóm người dùng Wikimedia đều khá nhẹ nhàng và dễ thực hiện.

  1. # Ba biên tập viên Wikimedia tích cực
    Phải có tối thiểu 3 thành viên có từ 300 đóng góp trở lên cho một dự án Wikimedia với tài khoản đã đăng ký tối thiểu 6 tháng và có uy tín trong cộng đồng (nghĩa là họ không đang bị cấm hoặc bị hạn chế quyền tham gia vào cộng đồng). Tuy nhóm người dùng nên hoan nghênh các ý kiến đến từ những người không phải là thành viên đóng góp tích cực cho các dự án Wikimedia, và phải cho phép các thành viên được tự do tham gia, họ cần chú ý không nên chệch hướng quá xa khỏi cộng đồng. Sự tham gia tích cực của những thành viên của các dự án Wikimedia là điều cần thiết để giúp đưa các ý tưởng vào thực tế tại các dự án Wikimedia.
  2. Đồng ý tuân thủ Thỏa thuận nhóm thành viên và Các quy tắc ứng xử của Wikimedia
    Nhóm của bạn phải đồng ý tuân thủ Thỏa thuận nhóm thành viên và Các quy tắc ứng xử của Wikimedia - trong đó khái quát các đòi hỏi cơ bản của một nhóm người dùng Wikimedia, ví dụ như phải ghi chép lại các hoạt động trên wiki, hoạt động trong khuôn khổ của các nguyên tắc định hướng Wikimedia, và tuân thủ quy định về Thương hiệu. Khi bạn nộp hồ sơ thành lập, bạn sẽ được yêu cầu đồng ý với cả Thỏa thuận nhóm thành viên lẫn Các quy tắc ứng xử của Wikimedia.

Nếu hồ sơ nhóm người dùng của bạn không thể thỏa mãn các tiêu chí này, bạn vẫn có thể nộp đơn nhưng chúng tôi sẽ cần bạn giải thích thêm về việc tại sao bạn nghĩ các tiêu chí này không quan trọng đối với sáng kiến của bạn. Xin vui lòng trả lời hai câu hỏi sau trong đơn

  1. Nhóm người dùng của bạn sẽ đóng góp như thế nào vào sứ mệnh của Phong trào Wikimedia
  2. Các thành viên sáng lập đã có thành tích gì để có thể đóng góp vào sự thành công của nhóm người dùng của bạn

Những hồ sơ có lý do chính đáng để không thỏa mãn tiêu chí có thể là các nhóm nghiên cứu hoặc các sáng kiến không đòi hỏi bạn phải là một người đóng góp tích cực vào các dự án Wikimedia.

Xin lưu ý là nếu bạn không thỏa mãn ba tiêu chí ở trên, Ủy ban Hội nhóm sẽ cần thêm thời gian để xem xét (và có thể chấp thuận) hồ sơ của bạn, có thể chúng tôi sẽ liên lạc nhiều hơn với các thành viên sáng lập trong hồ sơ thành lập nhóm người dùng, do đó vui lòng thường xuyên kiểm tra hộp thư về vấn đề này để có thể hồi đáp nhanh nhất.

Làm cách nào để chúng tôi được công nhận?

Once you've completed the steps, visit the Wikimedia user group application page and apply for recognition.

Quá trình được công nhận có thể bị kéo do hồ sơ không đầy đủ hoặc hồ sơ cần được chính sửa trước khi được chấp thuận. Để tránh xảy ra điều này và giúp quá trình công nhận được nhanh, vui lòng kiểm tra kỹ danh sách sau trước khi nộp hồ sơ:

  1. Tên nhóm của bạn có phù hợp với yêu cầu về tên gọi của hội nhóm hay không? Việc thảo luận trong nhóm giữa các thành viên liên quan đến tên gọi có thể sẽ mất thời gian, và thường bạn sẽ muốn tránh lặp lại cuộc thảo luận này sau khi hồ sơ đã được nộp. Bạn có thể liên hệ với Ủy ban Hội nhóm để có thêm ý kiến về tên gọi của nhóm bạn trước khi nộp hồ sơ.
  2. Nhóm của bạn có phạm vi và mục đích cụ thể mang tính nhất quán và được giải thích rõ ràng hay không? Nếu trang Meta của bạn giải thích về nhóm người dùng của bạn theo cách không nhất quán với hồ sơ, và nếu những điều đó khác với các hoạt động mà nhóm đang thực hiện - việc đó có thể làm trì hoãn việc chấp thuận hồ sơ vì một phạm vi và mục đích rõ ràng là điều cần thiết cho nghị quyết thông qua nhóm thành viên và thỏa thuận nhóm thành viên mà hai người đại diện liên lạc của nhóm sẽ phải ký kết với Quỹ Wikimedia. Văn bản ghi phạm vi và mục đích cần phải được giải thích một cách rõ ràng và cô đọng những gì nhóm mong muốn đạt được và hai sẽ mong muốn tham gia. Chúng tôi hiểu rằng việc này có thể sẽ thay đổi qua thời gian, nhưng bạn cần phải có một cam kết rõ ràng đối với một bản tuyên bố cụ thể tại thời điểm nộp hồ sơ.
  3. Bạn đã có hai đầu mối liên lạc chính sẵn sàng xác định nhân thân với Quỹ Wikimedia không? Đôi khi các vấn đề quyền riêng tư có thể khiến cho ai đó thay đổi ý định, và sẽ làm trì hoãn các bước cuối cùng trong quy trình công nhận nhóm thành viên.
  4. Nhóm bạn có sẵn sàng chấp nhận các thành viên mới và đã có ít nhất ba biên tập viên Wikimedia có uy tín chưa? Nhóm với mô hình tuyển thành viên khép kiến hoặc hạn chế có thể sẽ cần thêm thảo luận và xem xét. Nhóm nào chưa có tối thiểu ba thành viên tích cực đồng thời là biên tập viên Wikimedia tích cực có uy tín sẽ không được chấp thuận.
  5. Những người được chỉ định làm trưởng nhóm và bản thân nhóm sẽ có sẵn sàng tuân theo thỏa thuận nhóm người dùng Wikimedia và bộ quy tắc ứng xử hay không? Tất cả những người lãnh đạo nhóm có tên trên hồ sơ phải đồng ý điều này trước khi gửi hồ sơ lên. Những đương đơn nào bị phát hiện vi phạm thỏa thuận hoặc quy tắc ứng xử sẽ không được chấp thuận, và nhóm người dùng Wikimedia hiện hành nào bị phát hiện vi phạm thỏa thuận hoặc quy tắc ứng xử sẽ bị tước quyền hội nhóm.