Chiến dịch/Phong trào Wikimedia/2017/Các câu hỏi thường gặp

This page is a translated version of the page Strategy/Wikimedia movement/2017/Frequently asked questions and the translation is 81% complete.
Trả lời các câu hỏi về quá trình chiến lược của phong trào.

Thuật ngữ và thực tiễn cơ bản

Phong trào là gì?

Phong trào xã hội là một loại hành động theo nhóm, thực hiện, chống lại, hoặc làm ngược lại các thay đổi xã hội. Phong trào là các nhóm lớn, đôi khi không chính thức của các cá nhân hoặc tổ chức tập trung vào các vấn đề chính trị hoặc xã hội cụ thể.

Các tình nguyện viên Wikimedia đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả nhiều cộng đồng, nhóm và cá nhân tham gia vào các dự án của Wikimedia. Phong trào Wikimedia được định nghĩa là con người, các hoạt động và giá trị bao gồm các trang web và các dự án Wikimedia.

Khi chúng ta nhìn về tương lai, chúng ta đang suy ngẫm về "CHÚNG TA lớn hơn" - ai khác đang tích cực làm việc hướng tới tổng thể tri thức và hiện nay không phải là một phần của phong trào của chúng ta? Điều này có thể bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, hệ thống giáo dục, đối tác, chuyên gia và những người khác.

Chiến lược là gì?

Một chiến lược là một phương pháp hoặc kế hoạch để giúp chúng tôi đáp ứng được tầm nhìn và tương lai mong muốn của chúng ta. Nó xác định các mục tiêu và ưu tiên, xem xét các tình huống bên ngoài và các nguồn lực nội bộ, bao gồm một khoảng thời gian dài, và là một hướng dẫn đánh giá các kế hoạch ngắn hạn.

Định hướng chiến lược toàn diện này sẽ nhận ra lợi ích tập thể của những người mà dự án, nhóm và tổ chức của chúng tôi đang hỗ trợ và phục vụ. Nó sẽ bao gồm khoảng 13-15 năm giữa 2018 và 2030, và sẽ là hướng dẫn cho các tác giả của các chiến lược và chiến thuật địa phương. Nó sẽ được đánh giá theo thời gian và hoàn cảnh thay đổi, để nó điều chỉnh theo những thay đổi trên thế giới.

Ai và tại sao lại cần chiến lược phong trào?

Trước hết, những cá nhân tham gia sâu sắc, Wikimedia Foundation, và các chi nhánh cần chiến lược nhất. Họ cần một cơ sở để giúp họ ưu tiên công việc để đáp ứng những thách thức và cơ hội mà Wikimedia đang phải đối mặt. Nó cũng sẽ giúp các cá nhân làm việc chung với nhau để đạt được tầm nhìn của chúng ta.

Ai sẽ được lợi từ chiến lược phong trào, và được lợi như thế nào?

Cuối cùng, bất cứ ai tham gia hoặc sẽ tham gia vào Wikimedia, hoặc sử dụng / sẽ sử dụng các dự án của mình. Chiến lược sẽ giúp chúng tôi trở nên hiệu quả hơn với tư cách là các nhóm và cá nhân. Nó cũng sẽ giúp tất cả mọi người trong phong trào hiểu được vai trò của chúng ta trên thế giới. Nó sẽ giúp truyền đạt tác phẩm mà Wikimedia đang làm với những người bên ngoài phong trào, vì vậy nhiều người có thể tham gia.

Tại sao chúng ta làm việc này?

Chiến lược cũ được xây dựng trong năm 2009-10 và được thực hiện trong giai đoạn 2010-2015. Chúng ta cần xây dựng kế hoạch và chuẩn bị tiếp theo. Mặc dù chiến lược 2010-2015 đã được phát triển đồng bộ nhưng nó không phải là một kế hoạch thực hiện có thể thực hiện được. Khi phong trào Wikimedia phát triển và trưởng thành từ năm 2009, chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta cần hợp tác làm việc cùng nhau để đáp ứng tầm nhìn của chúng ta. Thế giới và Internet đã thay đổi đáng kể xung quanh chúng ta, và kiến thức miễn phí quan trọng hơn bao giờ hết.

Chiến lược phong trào trước đây thì sao?

Bắt đầu từ năm 2009, Quỹ Wikimedia đã tạo điều kiện cho một quá trình với phong trào Wikimedia để xây dựng chiến lược 5 năm cho phong trào và Quỹ. Kế hoạch này được thực hiện trong giai đoạn 2010-2015 và cuối cùng tập trung vào công việc của Quỹ để hỗ trợ các mục tiêu quy mô phong trào. Trong khi bản kế hoạch chiến lược cuối cùng đã được tạo ra và có nhiều ảnh hưởng đến công việc của Quỹ, các ý tưởng thu được là quá rộng lớn và bao gồm các hành động cụ thể tập trung nhiều hơn vào Quỹ hơn là toàn bộ phong trào. Nó không đưa đến các công việc phối hợp trên toàn phong trào như là một khối.

Quá trình sắp tới này là khác hẳn trên một số phương diện. Thay vì xây dựng một chiến lược chi tiết hoặc một bộ tiêu chuẩn, mục tiêu của chúng ta là xây dựng một hướng đi cho các phong trào Wikimedia. Điều này sẽ bao gồm việc nhìn về phía trước -- thậm chí đến khoảng năm 2030 -- để biết chúng ta muốn đi đâu. Các kết quả cũng sẽ tập trung vào phong trào như là một khối toàn thể chứ không phải là công việc của Quỹ Wikimedia. Quá trình này cũng là một quá trình đa ngôn ngữ, trong khi hầu hết các công việc trước đó trong năm 2009-10 được thực hiện chỉ bằng tiếng Anh.

Quá trình

Khi nào thì quá trình bắt đầu và kết thúc?

Các cuộc thảo luận trên wiki bắt đầu vào đầu năm 2017. Quá trình hiện tại dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 9 năm 2017 với một văn bản về hướng đi chiến lược được đa số thừa nhận. Xem chi tiết tại Timeline page.

Những ai có thể tham gia?

Tất cả những ai có liên quan đến Wikimedia đều được hoan nghênh tham gia. Điều này nghĩa là các biên tập viên, nhà phát triển, độc giả, các chi nhánh, các đối tác vận động và các nhà tài trợ. Nó cũng bao gồm những người chưa tham gia phong trào, bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, cũng như các đối tác tiềm năng. Cụ thể, không có số lượng tối thiểu các chỉnh sửa cho phép bạn thảo luận. Có nhiều cơ hội tham gia trực tuyến và trực tiếp.

Tôi có thể tham gia bằng cách nào?

Vui lòng truy cập vào phần Tham gia để biết thêm thông tin về việc giúp đỡ kế hoạch hoặc tạo điều kiện cho cuộc thảo luận trực tiếp trong tương lai.

Sự phản hồi được cung cấp đa dạng như thế nào?

The process is the first multilingually designed effort of its kind. The Foundation contracted 18 highly-experienced community members to engage with 16 different language communities in their local language, in addition to the global English-language outreach that more closely mirrors the 2009-10 movement strategy process (Track B). Additionally, there is dedicated support for affiliates and other organizations (Track A), and external stakeholders both in emerging regions (Track D) and areas where Wikipedia and its sister projects have been well-known for years (Track C). Because Tracks C and D reach out to people beyond the existing movement, these tracks combined are called "New Voices".

Impact

How will this impact me or my organization?

How you use the outcomes of this discussion is up to you. Some individuals or organizations may use it to inform programmatic or organizational strategy. Others may see it as a way to connect with the broader movement and invite others to contribute to Wikimedia. Some may not use it at all – and that’s okay!

Practically, this does not mean that volunteers will be more restricted in what activities they develop or engage in. Volunteers will remain free to engage in activities that interest them and they believe will most benefit Wikimedia and the world.

Điều này liên quan đến chiến lược của tổ chức như thế nào?

Hướng đi của phong trào toàn cầu phải đại diện cho lợi ích tập thể của những người mà các tổ chức của chúng ta phục vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng, nhưng không thay thế được các chiến lược tổ chức. Ví dụ, với sự tham vấn của cộng đồng, Wikimedia Foundation sẽ tiếp tục phát triển một chiến lược tổ chức chịu ảnh hưởng bởi hướng đi này, sau đó nó sẽ hỗ trợ thiết lập các kế hoạch hàng năm của chúng ta.

Điều này có liên quan đến việc cấp tiền cho các dự án đang có như thế nào?

Các thoả thuận và yêu cầu tài trợ hiện tại sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các khoản tài trợ cho các việc có thể mang lại lợi ích cho quá trình này được khuyến khích làm như vậy nếu người nhận tài trợ quan tâm.

People working on the process

Tại sao phải thuê các chuyên gia từ bên ngoài các phong trào Wikimedia?

Chúng ta biết một số cá nhân trong cộng đồng Wikimedia có một tài năng tuyệt vời để lập kế hoạch chiến lược này. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng rất khó để tham gia vào cuộc thảo luận này với tư cách là người tham gia khi bạn cũng là người hỗ trợ. Các tổ chức Wikimedia và các tổ chức phong trào Wikimedia ngày càng sử dụng những người hỗ trợ bên ngoài để giúp các thành viên cộng đồng Wikimedia có thể thoải mái tham gia tích cực vào quá trình này. Ngoài việc cho phép các thành viên trong cộng đồng tập trung vào việc tham gia vào quá trình này, các chuyên gia bên ngoài có thể duy trì tính trung lập trong việc điều phối thảo luận và cung cấp các quan điểm bổ sung.

Để giúp gia tăng sự quen thuộc của họ với phong trào Wikimedia, các nhà thầu bên ngoài sẽ được ghép nối với các nhân viên toàn thời gian và nhân viên hợp đồng của Quỹ Wikimedia.

Ai chịu trách nhiệm đánh giá chiến lược này một khi nó được thực thi?

Once the strategic direction is determined, each organized group will create its own organizational strategy. During phase 2, the organized groups will meet to discuss specific 3-5 year goals they want to meet and how the work will be split up. Once this is completed, a plan for ongoing evaluation of the movement strategy will be developed during phase 2. During this process, a revised set of metrics that match the movement strategy goals will be established.

Budgeting

Tại sao phải mất tối đa những 2,5 triệu USD để xây dựng một chiến lược cho phong trào?

Phát triển một chiến lược với một cộng đồng lớn và đa dạng như cộng đồng Wikimedia là một hành động quan trọng, đòi hỏi phải đầu tư vào các nguồn lực mà không thể thay thế bằng tình nguyện viên - chẳng hạn như đi lại, in ấn, tư vấn bên ngoài ... Ngoài ra, tình nguyện viên thường tập trung thời gian của họ nhiều hơn để phát triển nội dung các dự án, có nghĩa là có một số nhiệm vụ đòi hỏi nguồn nhân lực bổ sung.

Để so sánh, chiến lược Phong trào cuối cùng, được phát triển trong năm 2009, có ngân sách khoảng 1 triệu đô la Mỹ. Số lượng các chương trình, các tổ chức di chuyển, và các cân nhắc chiến lược đã tăng lên đáng kể kể từ thời điểm đó. Sự hiểu biết của chúng ta về cách tiếp cận đối tượng rộng hơn cho các cuộc thảo luận trên toàn cầu cũng đã được cải thiện, điều mà chúng ta dự đoán sẽ làm tăng nguồn lực cần thiết để hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng. Chúng tâ tin rằng 2,5 triệu USD là hợp lý vì phạm vi của quá trình và tính chất của phong trào của chúng ta.

2,5 triệu USD được chi tiêu ra sao?

First, the Foundation's Executive Director, Katherine Maher, consulted with individuals in the Foundation to develop a preliminary plan and identify resources needed. Next, an external audit of past processes (2010, 2014, and some smaller initiatives) for what worked and didn’t was done. The Core team looked at what was missing in past processes, from external expertise to audience research, and talked to the Community Engagement department staff and elsewhere about the type of support community members would require to engage.

Dựa trên các cuộc đối thoại này, chúng tôi đã xây dựng một ngân sách cấp cao có các nguồn lực sau đây: tham vấn cộng đồng đa ngôn ngữ; Nghiên cứu thị trường bổ sung đối với người dùng và người dùng mới; Tham vấn với các chuyên gia bên ngoài và các bên liên quan, và quản lý quá trình và sản xuất. Tất cả những việc trên được chúng tôi ước tính rằng toàn bộ phạm vi công việc sẽ có giá khoảng khoảng 2.5 triệu đô la Mỹ.

Chúng tôi đã trình bày ngân sách cấp cao này cho hội đồng quản trị trong cuộc họp của Ủy ban tháng 11. Tại đó Ủy ban chấp thuận một nghị quyết chi tiêu tối đa là số tiền này trong năm tài chính 2016-17 (tháng 7 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017) và năm tài chính 2017-18 (tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018).

2,5 triệu đô la này sẽ được chi tiêu như thế nào?

The majority of the budget is being spent on non-Foundation staff resources to complete this work (consultants and community contractors), as well as the in-person meeting at Wikimedia Conference in Berlin and travel. Also, some funds are being set aside for phase 2 activities (after September 2017), which have not been allocated yet.