Translation requests/WMF/About Wikimedia/vi
Need help? See the Translation FAQ or Meta:Babylon. All translators should also subscribe to translators-l to be kept up-to-date (and to ask questions). |
Tổ chức Wikimedia Inc. là tổ chức mẹ của các dự án nội dung tự do khác nhau, nổi tiếng nhất là Wikipedia, bách khoa toàn thư trực tuyến đã giành được nhiều giải thưởng.
Nhiệm vụ của Tổ chức là gì ?
editNhiệm vụ của Tổ chức Wikimedia là trao quyền và khuyến khích mọi người khắp thế giới thu thập và phát triển nội dung mang tính giáo dục theo một giấy phép nội dung tự do hoặc vào phạm vi công cộng, và để phổ biến nó một cách hiệu quả và rộng khắp.
Cùng với một mạng lưới các chi hội, Tổ chức cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết và một nền tảng tổ chức cho việc hỗ trợ và phát triển các dự án wiki đa ngôn ngữ và những nỗ lực khác phục vụ cho mục tiêu này. Tổ chức sẽ tạo nên và gìn giữ thông tin hữu ích từ những dự án của nó trên Internet một cách miễn phí, vĩnh viễn.
Xem thêm tuyên bố nhiệm vụ.
Bạn có phải là hội từ thiện?
editWikimedia là một công ty từ thiện phi lợi nhuận được tổ chức theo luật pháp Florida, Hoa Kỳ. Được kiểm tra đầy đủ, Tổ chức Wikimedia hiện được xem là một tổ chức từ thiện tại Guidestar và các trang thành viên của nó. Tổ chức Wikimedia có địa vị ngoại lệ về thuế 501(c)(3) ở Hoa Kỳ.
Sự tồn tại của Tổ chức Wikimedia được chính thức công bố bởi người sáng lập ra Wikipedia Jimmy Wales vào ngày 29 tháng 6, 2003. Điều lệ của Wikimedia Foundation Inc. có sẵn trên mạng.
Bạn hỗ trợ cho dự án nào?
editWMF hỗ trợ cho Wikipedia, bách khoa toàn thư trực tuyến nổi tiếng, và là một trong 10 trang web được viếng thăm nhiều nhất thế giới vào giữa năm 2007. Từ ngày thành lập Wikipedia vào tháng 1 năm 2001, và thành lập công ty Tổ chức Wikimedia vào tháng 6 năm 2003, chúng tôi đã phát triển một cách chóng vánh. Wikipedia tiếng Anh, dự án đầu tiên của chúng tôi, đã mở rộng lên 135.000 bài viết vào thời điểm thành lập công ty và đến 1,8 triệu vào hôm nay. Wikipedia ở 8 ngôn ngữ khác mỗi ngôn ngữ cũng có hơn 250.000 bài viết.
Tuy nhiên, Tổ chức cũng điều hành vài dự án bên cạnh Wikipedia, như Wikimedia Commons, kho hình ảnh và tập tin phương tiện tự do, đã vượt qua con số 1 triệu ảnh vào tháng 11 năm 2006. Wiktionary, từ điển tự do, có 8 từ điển với hơn 50.000 mục, ba trong số đó có hơn 200.000 định nghĩa. Wikisource, một kho nguồn bản gốc, có gần 150.000 trang nội dung. Wikiquote (trích dẫn), Wikibooks (sách viết cộng tác), Wikinews (báo chí công cộng), và Wikiversity (phát triển chương trình dạy học) tất cả tiếp tục phát triển với cùng một xu hướng.
Nói chung, các dự án của chúng tôi có hơn 7,8 triệu trang, 2,2 triệu hình ảnh, và 5 triệu tài khoản đăng ký.
Wikitravel, Omegawiki và Wikia là những wiki độc lập không do Tổ chức Wikimedia điều hành.
Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại các dự án của chúng tôi. Ví dụ, ở đây là báo cáo về tình trạng của Wikisource.
Tổ chức vận hành như thế nào?
editThay đổi nhỏ vào tháng 2 năm 2008
Hội đồng quản trị Wikimedia quản lý tổ chức phi lợi nhuận và giám sát về sự tổ chức và sử dụng số tiền quyên góp. Hội đồng quản trị là cơ quan doanh nghiệp cao nhất ở Tổ chức Wikimedia Inc. (mục IV, phần 1 của Quy chế Tổ chức Wikimedia). Hội đồng có quyền chi phối hoạt động của tổ chức.
Trang này bao gồm danh sách đầy đủ các ghi chú từ các cuộc họp Hội đồng đến cuối năm 2005.
Vào năm 2006, chúng tôi chuyển sang một hệ thống kép, gồm có cả các văn bản cuộc họp (thường không xuất bản), và nghị quyết. Chúng tôi cũng tạo ra một nhóm các ủy ban và thuê Giám đốc điều hành đầu tiên, Brad Patrick, vào tháng 6 năm 2006. Phần lớn các giao tiếp giữa các thành viên hội đồng, cán bộ nhân viên, thành viên ủy ban, lập trình viên và cộng đồng diễn ra trực tuyến, trên wiki của chúng tôi, trên danh sách gửi thư, và thông qua chat điện tử (IRC). Tuy nhiên, chúng tôi đã có những lần gặp gỡ trực tiếp, thông qua Wikimania (hội nghị thường niên), trong cơ quan hội đồng hoặc đời sống thực.
Chúng tôi chỉ có một văn phòng, đặt tại Florida (Hoa Kỳ), nơi vài nhân viên của chúng tôi đang làm việc. Tất cả các thành viên hội đồng và cán bộ nhân viên khác đều làm việc từ xa. Cán bộ nhân viên gồm có mười một người (vào giữa năm 2007); điều này không bao gồm nhiều tình nguyện viên, từ thành viên hội đồng đến nhân viên kiểm lỗi.
Vào cuối năm 2006, các thay đổi lớn ở tổ chức đã diễn ra, bao gồm bốn thành viên hội đồng mới trong vòng ba tháng, sự thay đổi chủ tịch Tổ chức, thiết lập một Hội đồng cố vấn, và điều chỉnh Quy chế.
Thông tin thêm về hoạt động của Tổ chức có thể tìm thấy ở
Những ai là thành viên của Hội đồng quản trị Tổ chức Wikimedia?
editCập nhật vào tháng 2 năm 2008
Vào tháng 1 năm 2004, Jimmy Wales chỉ định Tim Shell và Michael Davis vào Hội đồng quản trị của Tổ chức Wikimedia và sau đó đã kêu gọi ứng cử đối với các đại diện cộng đồng [1]. Vào tháng 6 năm 2004, một cuộc bầu cử được diễn ra để chọn ra hai thành viên Hội đồng đại diện. Một tháng sau chiến dịch và hai tuần sau khi bỏ phiếu trực tuyến, Angela Beesley và Florence Nibart-Devouard được chọn gia nhập hội đồng. Họ tái đắc cử năm sau đó vào tháng 7 năm 2005.
Vào tháng 7 năm 2006, Angela Beesley thông báo xin thôi nhiệm vụ và vào tháng 9 năm 2006, Erik Möller được bầu chọn để thay thế. Vào tháng 10 năm 2006, Florence Devouard trở thành chủ tịch mới. Vào tháng 12 năm 2006, Tổ chức Wikimedia chỉ định hai thành viên hội đồng mới, Kat Walsh và Oscar van Dillen. Tim Shell đã quyết định thôi việc ở Hội đồng và được thay bằng Jan-Bart de Vreede, người được chỉ định làm phó chủ tịch. Vào tháng 7 năm 2007, một cuộc bầu cử để gia hạn nhiệm kỳ của Möller, Walsh, và van Dillen. Cả Möller lẫn Walsh vẫn được giữ ghế, còn van Dillen được thay bằng Frieda Brioschi. Vào cuối năm 2007, Erik Moeller và Michael Davis rời khỏi hội đồng, và tháng 2 năm 2008, Michael Snow và Domas Mituzas được chỉ định.
Đến tháng 2 năm 2008, danh sách các thành viên hội đồng gồm có
- Frieda Brioschi
- Florence Devouard (chủ tịch)
- Domas Mituzas
- Michael Snow
- Jan-Bart de Vreede (phó chỉ tịch)
- Jimmy Wales
- Kat Walsh
Tiểu sử và điều khoản của các thành viên hội đồng hiện tại có thể tìm thấy tại Hội đồng.
Tổ chức làm thế nào để phục vụ cho nhiệm vụ của mình?
editĐầu tiên, Tổ chức Wikimedia sở hữu các máy chủ Wikimedia cùng với các tên miền và thương hiệu của tất cả các dự án Wikimedia và phần mềm MediaWiki. Nói chung nó hỗ trợ tất cả chi phí để duy trì các dự án và để nó làm việc. Những thành viên đóng góp vẫn giữ bản quyền của chính nội dung của họ nhưng phải phát hành nó theo một giấy phép tự do, phổ biến nhất là Giấy phép Tài liệu Tự do GNU, cho phép bất kỳ ai cũng được dùng với bất cứ mục đích nào, một cách vĩnh viễn. Thông qua nguyên lý về nội dung tự do này, chúng tôi đảm bảo rằng các công trình của chúng tôi sẽ không bao giờ mất mát đối với nhân loại.
Tổ chức cũng đóng một vai trò sáng tạo quan trọng trong việc phát triển các dự án xa hơn, kết nối con người, đề cao sự cộng tác với những đơn vị khác, và v.v. Cụ thể, mỗi dự án của chúng tôi có một yêu cầu về kĩ thuật riêng biệt, mà nó được đáp ứng bởi một nhóm các nhà phát triển phần mềm nhỏ mà hiệu quả của chúng tôi. Ưu tiên hàng đầu vào năm 2007 là tập trung vào việc cải tiến để đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ bao gồm những cơ chế để xác minh những phiên bản đáng tin cậy của nội dung như các bài viết trên Wikipedia.
Việc bảo đảm sự thành công trong mọi nỗ lực của Tổ chức sẽ khiến nó cần phải cộng tác với những tổ chức và công ty trên toàn thế giới. Kế hoạch tài chính của chúng tôi bao gồm những nhóm chuyên gia, những người sẽ theo đuổi sự cộng tác có tính chiến lược như vậy, cũng như phối hợp với mạng lưới các tổ chức chương mục đang phát triển ở các nước khác nhau.
Ngân quỹ được sử dụng như thế nào?
editĐiều chỉnh ít vào tháng 2 năm 2008
Hầu như toàn bộ việc tiêu phí của Tổ chức đều để hỗ trợ các chương trình của chúng tôi. Cao nhất là việc chi phí cho phần cứng và băng thông để giữ cho trang web tồn tại và vận hành.
Chi phí lớn nhất đơn lẻ của Tổ chức là phần cứng, tiếp theo là chi phí thuê máy chủ và băng thông. Tổ chức đã chứng kiến tài nguyên phần cứng máy tính tăng lên nhanh chóng để thỏa mãn nhu cầu. Đây là tình trạng cập nhật thường xuyên của phần cứng này: Tình trạng phần cứng Wikimedia.
Lý do chính của sự tăng thêm này là sự tăng trưởng về số lượng kết nối. Vào cuối năm 2006, Comscore đưa "Các trang Wikipedia" là trang thứ sáu trên thế giới, tính năng số khách viếng thăm đơn lẻ (*). Wikipedia, trang web dẫn đầu của chúng tôi, nhận được khoảng 285.000 lượt xem mỗi phút. Tổ chức rất được quan tâm về việc sử dụng và vận hành cần thiết để giữ cho những hệ thống này hoạt động ổn định. Chỉ chi phí này không đã ngốn 2,5 triệu đô la Mỹ vào năm 2007.
(*) Không tính truy cập từ điện thoại di động, PDA, và các máy tính công cộng như Internet cafe.
Việc đăng ký tên miền và thương hiệu cũng là một phần chi phí của Wikimedia. Tổ chức đã sở hữu một số tên miền đang hoạt động và thứ cấp/tương tự về tên, trong khi những tên khác vẫn còn chưa đăng ký hoặc đã được sở hữu.
Do sự tăng số lượng nhân viên văn phòng, chi phí quản trị cũng tăng lên. Nhìn toàn cục, việc phân bổ chi phí cho quyên góp là thấp, do sự tín nhiệm của Tổ chức khi quyên góp trực tuyến vì đa số ngân quỹ của nó. Tổ chức không liên quan đến chiến dịch quảng cáo "gửi thư trực tiếp". Miễn là tình trạng trực tuyến của Tổ chức vẫn còn, sẽ có lý hơn khi liên lạc và yêu cầu quyên góp trong cùng không gian ảo. Đến nay, điều đó vẫn hiệu quả.
Chi phí được giữ ở mức thấp trong ba năm trở lại đây, đặc biệt do đa số những thành viên giúp đỡ đều là tình nguyện viên.
Xem thêm: Kế hoạch chi phí năm 2007-2008
Số tiền đến từ đâu?
editĐến tháng 7 năm 2007, Wikimedia được thu nhập chủ yếu thông qua đóng góp, nhưng cũng thông qua vài sự gán quyền và quà tặng là máy chủ và thuê máy chủ (xem Mạnh Thường Quân).
Tổ chức nhận được quyên góp từ hơn 50 nước trên thế giới. Phần lớn quyên góp đến từ những nước nói tiếng Anh (Mỹ, Anh, Canada, Úc). Hơn một nửa số quyên góp là vô danh. Mặc dù quyên góp cá nhân là khá nhỏ, số lượng tuyệt đối đã đảm bảo cho sự thành công của chúng tôi.
Tổ chức Wikimedia nhắm tới việc tăng ngân quỹ bằng cách tìm kiếm nguồn hỗ trợ thay thế, bao gồm việc gán và tài trợ cũng như bán WikiReaders (sách in hoặc bản PDF các bài viết từ Wikipedia). Cũng đã có thảo luận về việc bán một bản in của một phần quan trọng của Wikipedia, như dự án "Wikipedia 1.0".
Hiện chúng tôi không dùng quảng cáo như nguồn ngân quỹ.
Tổ chức Wikimedia có vị trí ngoại lệ thuế 501(c)(3) tại Hoa Kỳ. Các quyên góp có được từ các quốc gia khác vẫn có thể bị khấu trừ. Xem khả năng khấu trừ quyên góp để biết thêm chi tiết. Xin mời xem trang quyên góp của chúng tôi để biết thêm chi tiết về việc quyên góp thông qua PayPal, MoneyBookers hoặc bằng thư tín. Đối với các loại quyên góp khác, xin hãy liên hệ với Sue Gardner ở địa chỉ sgardner at wikimedia.org.
Bạn có bản báo cáo tài chính kiểm toán không?
editCập nhật vào tháng 2 năm 2008
Bản báo cáo tài chính của chúng tôi đã được kiểm toán cho năm tài chính 2004, 2005 và 2006 bởi Gregory Sharer & Stuart [2] và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
Các liên kết đến các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính 2006-2007 Thông tin tài chính mới nhất có thể được tìm thấy tại Báo cáo tài chính.
Wikia là gì? Nó có phải là một phần của Wikipedia? Nó có phải là một trong những dự án của Tổ chức?
editCập nhật vào tháng 2 năm 2008
Tổ chức Wikimedia là một tổ chức phi lợi nhuận đã được đăng ký luôn cống hiến cho sự phát triển và quảng bá nội dung tự do. Vào năm 2004, Jimmy Wales và Angela Beesley đã thành lập Wikia, Inc. với ý tưởng sử dụng cùng mô hình của các dự án Wikimedia để tạo nên một bộ sưu tập khổng lồ những wiki được dành cho nội dung không phù hợp với mô hình của dự án Wikimedia. Trong những thành viên ban đầu của Wikia có Jimmy Wales, Angela Beesley, và Michael Davis, người vào thời gian đó đều là thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức Wikimedia. Tuy nhiên, Wikia hoàn toàn là một công ty độc lập.
Theo một cách nào đó các trang Wikia tương tự như Wikipedia: cả hai đều đưa ra nội dung tự do mà ai cũng có thể sửa đổi. Theo cách khác chúng khác nhau: Wikia có xu hướng có nội dung chuyên biệt hơn, và nhiều tính năng như hướng dẫn người hâm mộ, thông tin du lịch, hướng dẫn sử dụng wiki, và Uncyclopedia, một sự nhại lại nổi tiếng của Wikipedia. Không giống Wikipedia, thu tiền nhờ quyên góp, Wikia được thu tiền nhờ các nhà đầu tư và quảng cáo.
Wikimedia và Wikia có mối quan hệ lành mạnh, và mọi người từ bên này thường đóng góp cho bên kia. Tuy nhiên, chúng là hai công ty riêng biệt với những mô hình kinh doanh khác nhau.
Mời xem Wikia, Inc không phải là đối trọng thương mại của Wikipedia hoặc Tổ chức Wikimedia để biết thêm chi tiết về mối quan hệ giữa Wikia và Wikimedia.
Làm thế nào để liên lạc với Tổ chức?
editMời xem trang "Liên hệ" để biết thêm chi tiết.