Điểm nổi bật của Wikimedia, tháng 10 năm 2011

This page is a translated version of the page Wikimedia Highlights, October 2011 and the translation is 97% complete.
Outdated translations are marked like this.

Những điểm nổi bật từ Bản báo cáo Wikimedia Foundationphản hồi kỹ thuật Wikimedia vào tháng 10 năm 2011, bao gồm các sự kiện quan trọng khác của phong trào Wikimedia

Những điểm nổi bật của Wikimedia Foundation

Wikipedia tiếng Ả Rập họp mặt ở Trung Đông

 
Ảnh nhóm họp mặt của Wikipedia tiếng Ả Rập tại Qatar

Barry Newstead, Frank Schulenburg, Moushira Elamrawy và Sara Yap của phòng Phát triển Toàn cầu có một chuyến đi đến Trung Đông để gặp các thành viên Wikipedian đến từ Thế giới Ả Rập và tiến hành mở rộng Chương trình Giáo dục Wikipedia. Adel Iskandar, giáo sư trường Đại học Georgetown từng thuyết trình về Sáng kiến Chính sách Công cộng (Chương trình thí điểm Giáo dục Toàn cầu của Hoa Kỳ), cũng tham gia nhóm để được họp mặt với các giáo sư và thành viên Wikipedia ở Qatar, Ai Cập và Jordan. Cuộc họp này thông báo về kế hoạch của Chương trình Giáo dục Ả Rập, sẽ được tung ra vào năm 2012. Trong suốt chuyến đi 14 ngày đến Ai Cập, Jordan và Qatar, nhóm nghiên cứu Wikimedia đã kết bạn với các chuyên gia địa phương, cán bộ đại học, nhóm sinh viên, và tham dự Hội nghị Wikipedia tiếng Ả Rập ở Doha do WMF và Viện nghiên cứu Máy tính Qatar đồng tài trợ. Hội nghị tập trung phân tích các nhân tố nhằm làm tăng cao lượng người tham gia Wikipedia tiếng Ả Rập khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi.

http://blog.wikimedia.org/2011/11/08/building-a-story-for-the-arabic-wikipedia/
http://blog.wikimedia.org/2011/10/23/arabic-wikipedia-convening/
http://blog.wikimedia.org/2011/10/21/foundation-engages-in-egypt-qatar-jordan-develop-arabic-content/

Hỗ trợ triển khai MediaWiki 1.18 và HTTPS

MediaWiki phiên bản 1.18 đã được triển khai lên tất cả các wiki của Wikimedia vào tháng 10. Các tính năng chính của phiên bản mới bao gồm:

  • Hỗ trợ các trang thành viên theo giới tính cụ thể: Trong mỗi ngôn ngữ sẽ có những từ khác nhau thay cho "User" (thành viên) phụ thuộc vào thành viên đó là nam hay nự, trang thành viên cũng được ký hiệu là phiên bản nam hay nữ nếu thành viên đó đã thiết lập giới tính trong trang tùy chọn của họ.
  • Hỗ trợ trực tiếp tốt hơn: MediaWiki 1.18 giúp dễ dàng tạo các văn bản từ trái-sang-phải sang từ phải-sang-trái trong cùng một trang. (Ngôn ngữ ảnh hưởng bao gồm tiếng Do Thái, Ả Rập và Ba Tư.)

Tháng 10 cũng là thời điểm hỗ trợ triển khai HTTPS lên tất cả các wiki, do đó các URL có dạng https://en.wikipedia.org/ được dùng để truy cập vào phiên bản bảo mật của các trang web của chúng ta.

Thử nghiệm A/B để cải thiện khả năng thu hút biên tập viên tiếp tục đóng góp

Để cải thiện việc khuyến khích các thành viên Wikipedia mới tiếp tục đóng góp, Steven Walling và Maryana Pinchuk của Phòng Cộng đồng đã hợp tác với các thành viên của cộng đồng Wikipedia tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha trong việc thử nghiệm sự thay đổi trong cách diễn đạt của các thông điệp cảnh báo. Các thông điệp này cố định sử dụng trong các công cụ chỉnh sửa tự động để cảnh báo các thành viên mới về những vấn đề với sửa đổi của họ. Thử nghiệm A/B đã được tiến hành để tìm ra những phương pháp cá nhân hơn, ít thông điệp chỉ thị trực tiếp hơn, hoặc cân nhắc các từ ngữ thân thiện hơn, có ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của người dùng: Những sửa đổi sau đó của họ thường như thế nào, cho dù đó chỉ là các sửa đổi phá hoại, cho dù họ thường liên hệ với các thành viên nhiều kinh nghiệm hơn là với người vừa cảnh báo họ, và cho dù những liên hệ đó có tính xây dựng hay không.

Cuộc thử nghiệm liên quan đến các công cụ chống phá hoại như Huggle và Twinkle, và cả SDPatrolBot, một con bot chuyên cảnh báo người dùng khi họ loại bỏ bản mẫu cần xóa nhanh khỏi bài viết mà họ đang chỉnh sửa. Steven và Maryana cũng hợp tác với các thành viên cộng đồng để thử nghiệm những cải tiến trong việc lưu trữ các trang thảo luận thường được các IP chia sẻ, trong đó nhiều thông điệp cảnh báo dành cho thành viên vô danh đang bị loại bỏ.

https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:UWTEST
https://meta.wikimedia.org/wiki/Template_A/B_testing
http://pt.wikipedia.org/wiki/Wikip%C3%A9dia_Discuss%C3%A3o:Huggle#Mudan.C3.A7as_nas_mensagens_no_Huggle

Dữ liệu và xu hướng

 
Từ comScore: tăng trưởng khách truy cập theo khu vực, tháng 9 năm 2010 – tháng 9 năm 2011

Lượng khách truy cập toàn cầu vào tháng 9:

455 triệu (+7,5% so với tháng 8; +14,2% so với cùng kỳ năm ngoái)
(Dữ liệu comScore cho tất cả các dự án Wikimedia Foundation; comScore sẽ công bố dữ liệu tháng 10 vào tháng 11)

Các yêu cầu truy cập trang vào tháng 10:

16,8 tỷ (+6,1% so với tháng 9; +15,6% so với cùng kỳ năm ngoái)
(Dữ liệu nhật trình máy chủ, cho tất cả các dự án Wikimedia Foundation bao gồm truy cập qua điện thoại di động)

Biên tập viên đã đăng ký đang hoạt động vào tháng 9 năm 2011 (>= 5 sửa đổi/tháng):

83.164 (-2,1% so với tháng 8; +1,6% so với cùng kỳ năm ngoái)
(Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, cho tất cả các dự án Wikimedia Foundation ngoại trừ Wikimedia Commons)

Thẻ bảo cáo vào tháng 9 năm 2011: http://stats.wikimedia.org/reportcard/

Thẻ báo cáo hiện đang được thiết kế lại thành một bảng điều khiển nhiều tính năng hơn (tích hợp dữ liệu thống kê và xu hướng từ các dự án Wikimedia Foundation).

Tài chính

(Thông tin tài chính chỉ mới công bố dành cho tháng 9 năm 2011 tại thời điểm viết bản báo cáo này.)

Doanh thu: 3.580.474$

Khoản chi:

  • Phòng Kỹ thuật: 2.169.824$
  • Phòng Cộng đồng/Gây quỹ: 754.685$
  • Phòng Phát triển Toàn cầu: 775.647$
  • Phòng Điều hành: 263.091$
  • Phòng Tài chính/Pháp lý/Nhân sự/Quản trị: 1.416.181$

Tổng khoản chi: 5.379.428$

Tổng thặng dư/(thâm hụt): (1.798.954$)

Doanh thu trước kế hoạch do Stanton tài trợ 2,8 triệu USD và quyên góp bổ sung trước kế hoạch là 427.751 USD.

Các khoản chi trên đây được hoạch định là 5,4 triệu USD trong thực tế so với 6,7 triệu USD theo kế hoạch. Các khoản chi thấp hơn so với dự toán do chi vào các khoản mục thuộc chi phí vốn, tài trợ các chi hội, chi phí tuyển dụng và các hoạt động khác do chúng ta chỉ có ba tháng thuộc năm tài chính.

Hiện có 16 triệu USD bằng tiền mặt và dự trữ đến sáu tháng sau dựa trên mức độ chi tiêu hiện hành.

Phong trào nổi bật khác

 
Wiki Loves Monuments: Bức ảnh chiến thắng tại Pháp
  • "Wiki Loves Monuments" rất thành công: Nhiều quốc gia châu Âu công bố vòng chung kết của nước họ trong cuộc thi "Wiki Loves Monuments" (WLM). Vào tháng 9, những người tham gia đã được mời tải lên Wikimedia Commons những ảnh chụp di sản văn hóa quốc gia. Sự kiện này chủ yếu được tổ chức bởi các chi hội Wikimedia trong 18 nước tham dự, và được đội ngũ kỹ thuật viên của Quỹ hỗ trợ các tính năng đặc biệt đối với trình thuật sĩ tải lên. Số lượng thành viên mới trên Commons tăng gấp đôi trong suốt tháng 9, và gần 170.000 tập tin được tải lên suốt cuộc thi. Bức ảnh chiến thắng toàn châu Âu sẽ được công bố vào tháng 12.
  • Chi hội tại Đức tung ra dự án "Wikidata": Wikimedia Đức đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự cho "Wikidata", một dự án đầy triển vọng để phát triển thành một kho lưu trữ trung tâm dữ liệu cho các dự án Wikimedia, tương tự như vai trò của Wikimedia Commons là kho lưu trữ trung tâm các tập tin đa phương tiện. Hai giai đoạn đầu tiên sẽ giải quyết các liên kết Interwiki và infobox (hộp thông tin).
  • Wikipedia tiếng Ý tạm đóng cửa để phản đối một dự luật: Vào ngày 4 tháng 10, cộng đồng Wikipedia tiếng Ý đã quyết định thay thế toàn bộ nội dung của dự án bằng một thông điệp phản đối một dự luật đã được xem xét trong cuộc họp Quốc hội Ý. Cuộc biểu tình mô tả ảnh hưởng từ dự luật sẽ gây đe dọa như thế nào trong việc công khai cộng tác để chia sẻ kiến thức. Wikimedia Foundation chia sẻ những nỗi quan ngại của các tình nguyện viên. Đến ngày 6 tháng 10, dự án mở cửa trở lại sau khi dự luật đã được chỉnh sửa.
  • Hợp tác GLAM đang nổi lên ở Israel: Một thành viên của Wikimedia Israel phản hồi rằng nước này đã tham gia nhiều hợp tác giữa Wikimedia và các tổ chức trên toàn thế giới về lĩnh vực văn hóa (GLAM - galleries (phòng trưng bày), libraries (thư viện), archives (kho lưu trữ) và museums (viện bảo tàng)). Một sự hợp tác đã được tiến hành đầu tiên với các bảo tàng quốc gia của nước này, và xây dựng kế hoạch tạo ra một nơi quy tụ các thành viên Wikipedia tại Thư viện Quốc gia Israel.